Trong bối cảnh hiện nay, yêu cầu tăng cường vai trò của pháp luật là một tất yếu khách quan đáp ứng xu thế phát triển của xã hội. Yêu cầu này không những đặt ra đối với các loại tội phạm diễn ra trực tiếp trên xã hội mà còn đặt ra đối với những tội phạm ẩn danh trên không gian mạng có hành vi vi phạm, gây ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích của cá nhân, tổ chức và cơ quan nhà nước. Vậy cụ thể, theo quy định của pháp luật hiện hành, Các loại tội phạm trên không gian mạng gồm những loại nào? Đặc điểm của tội phạm trên không gian mạng là gì? Chế tài xử phạt đối với các loại tội phạm trên không gian mạng được quy định ra sao? Sau đây, Luật sư Hồ Chí Minh sẽ giúp quý độc giả giải đáp những vấn đề này và cung cấp những quy định pháp luật liên quan. Mời quý bạn đọc cùng theo dõi nhé.
Đặc điểm của tội phạm trên không gian mạng
Tội phạm mạng hay còn được gọi là tội phạm máy tính, là những kẻ sử dụng máy tính như một công cụ để thực hiện các mục đích phi pháp chẳng hạn như lừa đảo, đánh cắp sở hữu trí tuệ, đánh cắp danh tính hoặc vi phạm quyền riêng tư. Vậy cụ thể, theo quy định của pháp luật hiện hành, đặc điểm của tội phạm trên không gian mạng được quy định ra sao, quý độc giả hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé:
Thứ nhất, tội phạm sử dụng công nghệ cao xâm phạm trật tự an toàn thông tin, gây tổn hại cho lợi ích của quốc gia, quyền và các lợi ích hợp pháp của các tổ chức cá nhân.
Thứ hai, tội phạm sử dụng công nghệ cao phải là những hành vi được xác định là toi phạm theo quy định của pháp luật.
Thứ ba, tội phạm sử dụng công nghệ cao được thực hiện bằng việc sử dụng tri thức, kỹ năng, công cụ, phương tiện công nghệ thông tin ở trình độ cao
Thứ tư, về chủ thế, tội phạm sử dụng công nghệ cao có thể được thực hiện bởi bất kỳ ai có đủ năng lực trách nhiệm hình sự theo quy định của luật Hình sự (chủ thể phạm tội là những người có chuyên môn/khả năng cao về máy tính, công nghệ, an ninh mạng hoặc là chuyên gia…;)
Thứ năm, tội phạm sử dụng công nghệ cao được thực hiện bởi lỗi cố ý. Khi thực hiện tội phạm sử dụng công nghệ cao, người phạm tội phải ý thức rõ hành vi của mình là trái quy định pháp luật có thể gây hậu quả xấu xả ra. Động cơ, mục đích của tội phạm sử dụng công nghệ cao không phải yếu tố bắt buộc trong cấu thành tội phạm.
Theo Bộ luật Hình sự 2015 quy định về một số loại tội phạm mạng (Điều 285 đến Điều 294) như:
Điều 285. Tội sản xuất, mua bán, trao đổi hoặc tặng cho công cụ, thiết bị, phần mềm để sử dụng vào mục đích trái pháp luật;
Điều 286. Tội phát tán chương trình tin học gây hại cho hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử;
Điều 287. Tội cản trở hoặc gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử;
Điều 288. Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông;
Điều 289. Tội xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác,…
Theo đó, khung hình phạt cao nhất của tội phạm công nghệ cao là phạt tù 20 năm (đối với tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản).
Các loại tội phạm trên không gian mạng
Khi máy tính đang trở thành phần không thể thiếu trong thương mại, dịch vụ, chính phủ, giải trí…. thì tội phạm mạng ngày càng trở nên phổ biến. Trong khi hầu hết tội phạm mạng thực hiện nhằm mục đích tạo ra lợi nhuận cho chúng, một số ít tội phạm mạng được thực hiện trực tiếp nhằm vào máy tính hoặc thiết bị để làm hỏng hoặc vô hiệu hóa chúng để thỏa mục đích cá nhân hay chính trị. Vậy cụ thể, pháp luật hiện hành phân loại các loại tội phạm trên không gian mạng như thế nào, quý độc giả hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé:
Tội phạm mạng có nhiều phạm vi hoạt động. Ở một khía cạnh nào đó, là các tội liên quan đến vi phạm cơ bản quyền riêng tư của cá nhân hoặc công ty, chẳng hạn như tấn công vào tính toàn vẹn của thông tin được lưu giữ trong kho lưu trữ kỹ thuật số và sử dụng thông tin kỹ thuật số thu được bất hợp pháp để tống tiền một công ty hoặc cá nhân.
Các loại hình tấn công phổ biến trên không gian mạng gồm:
– Tấn công deface
– Tấn công từ chối dịch vụ DDoS
– Phát tán virus, phần mềm gián điệp
– Tội phạm trong thương mại điện tử
– Tội phạm trộm cắp thông tin thẻ tín dụng
– Thủ đoạn rút tiền từ thẻ ngân hàng
– Lừa đảo trong mua bán hàng qua mạng – B2B
– Lừa đảo trong mua bán hàng qua mạng – C2C
Chúng bao gồm các cuộc tấn công từ spam, hack và từ chối dịch vụ chống lại các trang web cụ thể cho đến các hành vi khủng bố mạng – nghĩa là việc sử dụng Internet để gây rối loạn công cộng và thậm chí gây tử vong.
Chủ nghĩa khủng bố trên mạng tập trung vào việc sử dụng Internet của các tác nhân không chuyên để ảnh hưởng đến cơ sở hạ tầng kinh tế và công nghệ của một quốc gia. Kể từ vụ tấn công ngày 11 tháng 9 năm 2001, nhận thức của cộng đồng về mối đe dọa của khủng bố mạng đã tăng lên đáng kể.
Đánh cắp danh tính và xâm phạm quyền riêng tư
Tội phạm mạng ảnh hưởng đến cả cơ thể ảo và thực, nhưng tác động lên từng cơ thể là khác nhau. Hiện tượng này rõ ràng nhất trong trường hợp đánh cắp danh tính. Ví dụ: ở Hoa Kỳ, các cá nhân không có chứng minh thư chính thức mà là số An sinh xã hội từ lâu đã được coi là số nhận dạng trên thực tế. Thuế được thu dựa trên số An sinh xã hội của mỗi công dân và nhiều tổ chức tư nhân sử dụng số này để theo dõi nhân viên, sinh viên và bệnh nhân của họ.
Quyền truy cập vào số An sinh xã hội của một cá nhân mang lại cơ hội thu thập tất cả các tài liệu liên quan đến quyền công dân của người đó — tức là để đánh cắp danh tính của người đó.
Thậm chí thông tin thẻ tín dụng bị đánh cắp có thể được sử dụng để tạo lại danh tính của một cá nhân. Khi bọn tội phạm đánh cắp hồ sơ thẻ tín dụng của một công ty, chúng tạo ra hai tác động riêng biệt.
Đầu tiên, họ khai thác thông tin kỹ thuật số về các cá nhân hữu ích theo nhiều cách. Ví dụ: họ có thể sử dụng thông tin thẻ tín dụng để thanh toán các hóa đơn khổng lồ, buộc các công ty thẻ tín dụng phải chịu thiệt hại lớn hoặc họ có thể bán thông tin cho những người khác có thể sử dụng nó theo cách tương tự.
Thứ hai, họ có thể sử dụng tên và số thẻ tín dụng cá nhân để tạo danh tính mới cho những tên tội phạm khác.
Gian lận Internet
Các âm mưu lừa đảo người tiêu dùng có rất nhiều trên Internet. Trong số những vụ nổi tiếng nhất là lừa đảo Nigeria, hay “419,”; số là một tham chiếu đến phần của luật Nigeria mà hành vi lừa đảo vi phạm. Mặc dù chiếc lừa này đã được sử dụng với cả fax và thư truyền thống, nhưng nó đã được Internet cho sức sống mới.
Trong kế hoạch, một cá nhân nhận được e-mail khẳng định rằng người gửi yêu cầu giúp đỡ trong việc chuyển một khoản tiền lớn ra khỏi Nigeria hoặc một quốc gia xa xôi khác. Thông thường, số tiền này ở dạng tài sản sẽ được bán, chẳng hạn như dầu, hoặc một lượng lớn tiền mặt cần được “rửa” để che giấu nguồn gốc của nó; các biến thể là vô tận và các chi tiết cụ thể mới liên tục được phát triển.
Tin nhắn yêu cầu người nhận trang trải một số chi phí chuyển tiền ra khỏi đất nước để đổi lấy việc nhận được một khoản tiền lớn hơn nhiều trong tương lai gần. Nếu người nhận trả lời bằng séc hoặc lệnh chuyển tiền, người đó được thông báo rằng các biến chứng đã phát triển; nhiều tiền hơn được yêu cầu.
Theo thời gian, nạn nhân có thể mất hàng nghìn đô la mà hoàn toàn không thể thu hồi được.
Chế tài xử phạt đối với các loại tội phạm trên không gian mạng
Tội phạm mạng hay còn được biết đến là tội phạm công nghệ cao. Các tội phạm trên không gian mạng thường lợi dụng các phương tiện, thiết bị điện tử, không gian mạng để đánh cắp, gây sự cố cho hệ thống, chiếm quyền điều khiển, làm tê liệt, phá hủy…hệ thống thông tin quan trọng của cá nhân, tổ chức, cơ quan. Vậy cụ thể, theo quy định của pháp luật hiện hành, Chế tài xử phạt đối với các loại tội phạm trên không gian mạng được quy định ra sao, quý độc giả hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé:
Những cá nhân, tổ chức vi phạm vào những điều nghiêm cấm trên sẽ bị xử lý theo Điều 9 Luật An ninh mạng có quy định về việc xử lý vi phạm pháp luật về an ninh mạng như sau: Người nào có hành vi vi phạm quy định của Luật này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Trong các biện pháp xử lý có thể có việc người dùng bị thu thập thông tin để lực lượng chức năng điều tra, xử lý hành vi sai phạm; đồng thời có việc nhà mạng trong và ngoài nước ngăn chặn việc chia sẻ, xóa bỏ thông tin vi phạm hoặc ngừng, không cung cấp dịch vụ trên mạng.
Nghị định số 15/2020/NĐ-CP quy định “xử phạt trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử”.
Tại điểm a, khoản 3, Điều 99 quy định: Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi: “Đưa thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân” trên trang thông tin điện tử.
Tại điểm a, khoản 1, Điều 101 quy định: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi: “Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân” trên mạng xã hội.
Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định “xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình”.
Tại điểm a, khoản 1 Điều 5 quy định: “Người có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác thì bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đến 300.000 đồng”.
Tại điểm l, khoản 3, điều 5 quy định: “Người có hành vi viết, phát tán, lưu hành tài liệu có nội dung xuyên tạc bịa đặt, vu cáo làm ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức, cá nhân thì bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng”.
Trong trường hợp bị truy cứu trách nhiệm hình sự, người vi phạm có thể bị xử lý theo các điều luật tương ứng với hành vi của mình, chẳng hạn như:
Tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (quy định tại Điều 117, Bộ luật hình sự 2015), mức phạt cao nhất đến 20 năm tù.
Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy (quy định tại Điều 326, Bộ luật hình sự 2015), mức phạt cao nhất đến 15 năm tù.
Tội làm nhục người khác (quy định tại Điều 155, Bộ luật hình sự 2015; trong đó có hành vi sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác), mức phạt cao nhất đến 02 năm tù.
Tội vu khống (quy định tại Điều 156, Bộ luật hình sự 2015; trong đó có hành vi sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác), mức phạt cao nhất đến 07 năm tù.
Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông (đưa lên mạng máy tính, mạng viễn thông những thông tin trái với quy định của pháp luật, nếu không thuộc một trong các trường hợp quy định tại các Điều 117, 155, 156 và 326 của Bộ luật hình sự), quy định tại Điều 288, mức phạt cao nhất đến 07 năm tù.
Mỗi cá nhân sử dụng mạng xã hội không thực hiện các hành vi bị nghiêm cấm được quy định tại Điều 8 của Luật an ninh mạng. Kịp thời cung cấp thông tin liên quan đến an ninh mạng, ngu cơ đe dọa an ninh mạng, hành vi xâm phạm an ninh ạng cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, lực lượng Công an và phối hợp với lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng trong phòng ngừa, xử lý các hành vi sử dụng không gian mạng vi phạm pháp luật vi phạm đạo đức, thuần phong mỹ tục, hày là những người sử dụng không gian mạng lành mạnh, có trách nhiệm, đầu tranh phản bác lại những thông tin xấu, độc hại trên mạng xã hội.
Mời bạn xem thêm
- Mẫu quyết định chấm dứt hợp đồng lao động tại Hồ Chí Minh
- Sử dụng biển số xe giả bị xử lý như thế nào?
- Thủ tục nhận tiền hỗ trợ cho lao động mất việc tại Hồ Chí Minh
Thông tin liên hệ
Trên đây là bài viết Luật sư Hồ Chí Minh tư vấn về “Các loại tội phạm trên không gian mạng“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả. Đội ngũ luật sư của Công ty Luật sư Hồ Chí Minh luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc liên quan như Tranh chấp thừa kế nhà của bạn. Nếu có những vấn đề nào chưa rõ cần được tư vấn thêm quý độc giả hãy liên hệ ngay tới chúng tôi để được các chuyên gia pháp lý của Luật sư Hồ Chí Minh tư vấn trực tiếp.
Câu hỏi thường gặp
Thẩm quyền đánh giá điều kiện an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia được quy định như sau:
a) Lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Công an đánh giá, chứng nhận đủ điều kiện an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia, trừ trường hợp quy định tại điểm b và điểm c khoản này;
b) Lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Quốc phòng đánh giá, chứng nhận đủ điều kiện an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quân sự;
c) Ban Cơ yếu Chính phủ đánh giá, chứng nhận đủ điều kiện an ninh mạng đối với hệ thống thông tin cơ yếu thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ.
Kinh phí bảo vệ an ninh mạng của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị do ngân sách nhà nước bảo đảm, được bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước hằng năm. Việc quản lý, sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
Kinh phí bảo vệ an ninh mạng cho hệ thống thông tin của cơ quan, tổ chức ngoài quy định tại khoản 1 Điều này do cơ quan, tổ chức tự bảo đảm.