Luật Sư Hồ Chí Minh
  • Trang chủ
  • Bạn cần biết
No Result
View All Result
SUBSCRIBE
Luật Sư Hồ Chí Minh
  • Trang chủ
  • Bạn cần biết
No Result
View All Result
Luật Sư Hồ Chí Minh
No Result
View All Result
Home Tư vấn

Kiểm tra đăng ký bảo hộ thương hiệu Hồ Chí Minh

Thư Minh by Thư Minh
29/11/2022
in Tư vấn
0
74
SHARES
1.2k
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

Có thể bạn quan tâm

Tuổi được phép đăng ký kết hôn là bao nhiêu?

Hồ sơ dự tuyển hòa giải viên lao động gồm những gì?

Hộ kinh doanh có phải xuất hóa đơn điện tử hay không?

Sơ đồ bài viết

  1. Căn cứ pháp lý
  2. Những lí do cần tra cứu nhãn hiệu trước khi đăng ký
  3. Cách kiểm tra thương hiệu đã đăng ký
  4. Kiểm tra tên thương hiệu đã đăng ký
  5. Mục đích của tra cứu nhãn hiệu
  6. Thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
  7. Thông tin liên hệ
  8. Câu hỏi thường gặp

Trước khi tiến hành nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, khách hàng sẽ cần phải tra cứu nhãn hiệu để kiểm tra việc bảo hộ nhãn hiệu. Việc tra cứu thương hiệu trước khi nộp đơn sẽ giúp những doanh nghiệp đánh giá được khả năng đăng ký nhãn hiệu của chính họ. Việc ktra đăng ký bảo hộ nhãn hiệu này nhằm giúp cho những công ty đã đang và sẽ chuẩn bị đăng ký kiểm tra lại xem có bị trùng hay không. Vậy cách kiểm tra đăng ký bảo hộ thương hiệu làm như thế nào? Hãy tham khảo ”Kiểm tra đăng ký bảo hộ thương hiệu Hồ Chí Minh” nhanh chóng, trọn gói của chúng tôi, hy vọng được giúp đỡ cho bạn.

Căn cứ pháp lý

  • Luật Sở hữu trí tuệ 2005

Những lí do cần tra cứu nhãn hiệu trước khi đăng ký

Đảm bảo nhãn hiệu không bị trùng

Việc tra cứu sẽ giúp kiểm tra xem nhãn hiệu mà cá nhân, doanh nghiệp có nhu cầu đăng ký có bị “trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn” với nhãn hiệu khác đã đăng ký hay chưa để đưa ra giải pháp hợp lý.

Tránh mất thời gian, chi phí

Số lượng đơn đăng ký nhãn hiệu nộp tại Cục Sở hữu trí tuệ hàng năm là hơn 30.000 đơn đăng ký. Do đó, việc lựa chọn nhãn hiệu không tương tự hoặc trùng với những nhãn hiệu đã nộp trước là rất quan trọng đối với những chủ sở hữu nộp sau.

Trong trường hợp kết quả tra cứu là không khả quan cho khả năng đăng ký, việc này sẽ giúp chủ đơn tránh mất kinh phí để tiến hành đăng ký cũng như thời gian chờ đợi Cục Sở Hữu Trí Tuệ xét duyệt hồ sơ (bên cạnh thời nghiên cứu, sáng tạo ra một nhãn hiệu mới).

Kiểm tra tính chính xác

Sau khi đã đăng ký, việc tra cứu sẽ giúp cá nhân, doanh nghiệp có thể kiểm tra thông tin trong Giấy chứng nhận nhãn hiệu đã được cấp có chính xác với dữ liệu trong hệ thống thông tin của Cục Sở hữu trí tuệ hay chưa; nếu có phát sinh sai sót thì kịp thời chỉnh sửa lại.

Cách kiểm tra thương hiệu đã đăng ký

Kiểm tra đăng ký bảo hộ thương hiệu Hồ Chí Minh
Kiểm tra đăng ký bảo hộ thương hiệu Hồ Chí Minh

Bước 1: Truy cập vào địa chỉ tra cứu nhãn hiệu: http://iplib.noip.gov.vn/WebUI/WSearch.php.

Bước 2: Nhập thông tin nhãn hiệu cần tra cứu vào ô nhãn hiệu tìm kiếm: Ví dụ nhập chữ VINFAST (đối với nhãn hiệu chữ).

Bước 3: Nhập thông tin phân loại hình vào ô phân loại hình (nếu là nhãn hình).

Bước 4: Nhập thông tin nhóm sản phẩm/ dịch vụ vào ô nhóm sản phẩm/ dịch vụ (Ví dụ: nhóm 12) và thông tin về tên sản phẩm/ dịch vụ (Ví dụ: Xe ô tô).

Sau khi đã nhập đầy đủ các thông tin trên thì click vào nút tìm kiếm.

Kiểm tra tên thương hiệu đã đăng ký

Cách tra cứu nhãn hiệu nâng cao

Đối với người chưa có kinh nghiệm; hay chỉ mới đăng ký lần đầu thì việc tra cứu nâng cao là quá khó. Với cách thứ 2 này chúng tôi, Luật sư X cung cấp tới quý khách dịch vụ tra cứu nhãn hiệu nhanh chóng, chính xác.

Bạn chỉ cần cung cấp cho chúng tôi mẫu nhãn hiệu; danh mục hàng hóa chứa nhãn hiệu; mọi việc còn lại Luật sư X sẽ lo; và việc của bạn chỉ cần ngồi chờ chúng tôi thông báo kết quả.

Với kinh nghiệm lâu năm cũng như đội ngũ chuyên viên, luật sư đã làm việc thực tiễn; giải quyết hàng nghìn hồ sơ, tra cứu hàng nghìn nhãn hiệu cho khách hàng; chúng tôi cam kết dịch vụ tra cứu nhãn hiệu là tốt nhất, uy tín nhất.

Mục đích của tra cứu nhãn hiệu

Hiện nay trùng bình 1 năm, Cục Sở hữu trí tuệ nhận được khoảng hơn 45.000 đơn đăng ký nhãn hiệu được nộp tại Cục cho nhiều nhóm sản phẩm dịch vụ khác nhau. Do đó, mục đích của việc tra cứu trước khi chính thức nộp đơn đăng ký cho nhãn hiệu như sau:

– Đánh giá khả năng đăng ký nhãn hiệu từ việc tra cứu xem có nhãn hiệu nào đã nộp đơn đăng ký trước đó mà tương tự gây nhầm lẫn hoặc trùng với nhãn hiệu bên mình dự định đăng ký hay không?

– Đánh giá xem nhãn hiệu dự định đăng ký có khả năng bị từ chối với những lý do hiển nhiên hay không. Ví dụ: Nhãn hiệu đăng ký gây nhầm lẫn với cơ quan nhà nước, mô tả trực tiếp cho sản phẩm dịch vụ mình cung cấp, nhãn hiệu là tên địa danh;

– Đánh giá xem nhãn hiệu mình tra cứu có khả năng xâm phạm nhãn hiệu của bên khác hay không (ví dụ đã sử dụng nhãn hiệu nhưng không nộp đơn đăng ký và nhãn hiệu này có thể đang xâm phạm quyền nhãn hiệu của bên khác đã được bảo hộ)

Thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

Tra cứu thương hiệu – nhãn hiệu là bước đầu tiên; cơ bản cũng là quan trọng nhất để bắt đầu quá trình thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ. Tất nhiên tầm quan trọng của việc đăng ký bảo hộ thương hiệu sẽ không cần phải bàn cãi; có rất nhiều doanh nghiệp đã lơ là và xem nhẹ việc này khiến xảy ra tình trạng mất bản quyền trong quá trình kinh doanh. Về cơ bản; để đăng ký bản quyền thương hiệu cần thông qua ba bước cơ bản như sau:

Bước 1

  • Tra cứu  – Nhãn hiệu sau khi được lựa chọn và thiết kế sẽ được tra cứu để cân nhắc sự trùng lặp; và khả năng bảo hộ đối với những nhãn hiệu khác đã tồn tại trên thị trường. Theo số liệu của Cục sở hữu trí tuệ thì hàng năm có tới hàng trăm nghìn nhãn được nộp; nếu doanh nghiệp không tra cứu sẽ rất dễ bị trùng lặp; và không được cấp văn bằng bảo hộ;

Bước 2

  • Nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ: Hồ sơ đăng ký bản hộ thương hiệu gồm những giấy tờ như sau; Tờ khai đăng ký bảo hộ thương hiệu (theo mẫu có sẵn); mẫu nhãn hiệu được in màu kích cỡ 8x8cm;

Bước 3

  • Chờ đợi quá trình thẩm định:
    • Thẩm định mặt hình thức; Trong thời gian 2 tháng kể từ ngày nộp hồ sơ;
    • Thẩm định mặt nội dung; Trong thời gian 18 – 24 tháng kể từ ngày nộp hồ sơ;
    • Cấp văn bằng: Trong thời gian 3 tháng kể từ ngày nộp lệ phí cấp.

Mời các bạn xem thêm bài viết

  • Quy trình thẩm định nhãn hiệu và đăng ký logo tại Hồ Chí Minh
  • Hành vi xâm phạm nhãn hiệu nổi tiếng bị xử phạt như thế nào?
  • Dịch vụ chuyển nhượng nhãn hiệu tại Hồ Chí Minh năm 2022

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Kiểm tra đăng ký bảo hộ thương hiệu Hồ Chí Minh” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư Hồ Chí Minh luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là Dịch vụ trích lục khai sinh… vui lòng liên hệ đến hotline 0833.102.102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.

  • FB: www.facebook.com/luatsux
  • Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
  • Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Nhãn hiệu đã bị người khác đăng ký trước, phải làm gì?

Tình trạng bị trùng nhãn, nhãn hiệu đã bị đăng ký trước đó xảy ra khá phổ biến. Điều này để lại nhiều rủi ro cho cá nhân, tổ chức muốn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu để tạo thương hiệu riêng. Về vấn đề này, tại Điều 91 Luật Sở hữu trí tuệ quy định về quyền ưu tiên như sau:
Điều 91. Nguyên tắc ưu tiên
1. Người nộp đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu có quyền yêu cầu hưởng quyền ưu tiên trên cơ sở đơn đầu tiên đăng ký bảo hộ cùng một đối tượng nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Đơn đầu tiên đã được nộp tại Việt Nam….
c) Trong đơn có nêu rõ yêu cầu được hưởng quyền ưu tiên và có nộp bản sao đơn đầu tiên có xác nhận của cơ quan đã nhận đơn đầu tiên;
d) Đơn được nộp trong thời hạn ấn định tại điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
2. Trong một đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp hoặc nhãn hiệu, người nộp đơn có quyền yêu cầu hưởng quyền ưu tiên trên cơ sở nhiều đơn khác nhau được nộp sớm hơn với điều kiện phải chỉ ra nội dung tương ứng giữa các đơn nộp sớm hơn ứng với nội dung trong đơn.
3. Đơn đăng ký sở hữu công nghiệp được hưởng quyền ưu tiên có ngày ưu tiên là ngày nộp đơn của đơn đầu tiên.
Theo đó, nhãn hiệu được hưởng quyền ưu tiên nếu đáp ứng một trong các điều kiện nêu trên. Vậy, nếu nhãn hiệu đăng ký đã được đăng ký trước đó, phải làm gì?
– Đối với nhãn hiệu chưa được bảo hộ:
Trong trường hợp này, các cá nhân, tổ chức đăng ký nhãn hiệu có quyền nộp đơn yêu cầu phản đối cấp văn bằng của người nộp đơn trước đó. Trường hợp này chủ đơn phản đối phải chứng minh được về một số vấn đề như:
+ Thời gian sử dụng liên tục nhãn hiệu;
+ Số lượng người biết và thừa nhận nhãn hiệu (số lượng khách hàng, có thể làm khảo sát…)
+ Các tài liệu chứng minh chi phí quảng cáo, truyền thông; doanh thu, lợi nhuận của sản phẩm sử dụng nhãn hiệu (hoá đơn, chứng từ…).
– Đối với nhãn hiệu đã được bảo hộ:
+ Yêu cầu chấm dứt hiệu lực:
Văn bằng bảo hộ có thể chấm dứt trong trường hợp “Nhãn hiệu không được chủ sở hữu hoặc người được chủ sở hữu cho phép sử dụng trong thời hạn năm năm liên tục trước ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực mà không có lý do chính đáng“.
Do đó, nếu nhãn hiệu đã được cấp văn bằng nhưng không sử dụng trong thời gian quy định có thể yêu cầu chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ.
+ Đàm phán mua lại nhãn hiệu:
Người sử dụng có thể thoả thuận với chủ sở hữu (hoặc chủ đơn đăng ký) nhãn hiệu để thực hiện việc chuyển nhượng đơn đăng ký nhãn hiệu hoặc chuyển nhượng văn bằng bảo hộ nhãn hiệu.
+ Thay đổi nhãn hiệu:
Nếu không thể thỏa thuận mua lại hay không đủ căn cứ để yêu cầu chấm dứt hiệu lực, có thể tiến hành thiết kế lại nhãn hiệu mình định đăng ký hoặc thay đổi một số chi tiết và giữ lại thương hiệu ban đầu.

Hồ sơ tra cứu nhãn hiệu gồm những gì?

Để tiến hành tra cứu nhãn hiệu, khách hàng cần chuẩn bị thông tin, tài liệu cho việc tra cứu, bao gồm cụ thể như sau:
– Thông tin nhãn hiệu dự định tra cứu (file mềm là tốt nhất)
– Thông tin về sản phẩm/dịch vụ mà nhãn hiệu muốn đăng ký. Ví dụ: Đăng ký cho sản phẩm thời trang, ô tô, xe máy
Sau khi có đầy đủ thông tin nêu trên, chúng ta sẽ tiến hành tra cứu theo 1 trong hai cách tra cứu đã nói ở trên.

Tra cứu chuyên sâu nhãn hiệu tại Cục SHTT Việt Nam như thế nào?

Khi tiến hành theo cách này, khách hàng sẽ ủy quyền cho tổ chức đại diện quyền SHTT làm việc với chuyên viên để tiến hành gửi hồ sơ tra cứu nhãn hiệu cho chuyên viên, chuyên viên sẽ trực tiếp tra cứu trên cơ sở dữ liệu của Cục SHTT.
Với hình thức tra cứu này, khách hàng có thể yên tâm hoàn toàn về kết quả tra cứu và có thể đánh giá được trên 90% khả năng đăng ký của nhãn hiệu để từ đó quyết định có đăng ký hay không?
Lưu ý: Khác với hình thức tra cứu nhãn hiệu sơ bộ nêu trên, hình thức tra cứu này sẽ mất phí tra cứu.

5/5 - (1 bình chọn)
Share30Tweet19
Thư Minh

Thư Minh

Đề xuất cho bạn

Tuổi được phép đăng ký kết hôn là bao nhiêu?

by Thư Minh
28/09/2023
0
Tuổi được phép đăng ký kết hôn

Kết hôn là sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ hôn nhân. Khi kết hôn, các bên nam nữ phải tuân thủ đầy đủ các điều...

Read more

Hồ sơ dự tuyển hòa giải viên lao động gồm những gì?

by Thư Minh
27/09/2023
0
Hồ sơ dự tuyển hòa giải viên lao động gồm những gì?

Tranh chấp lao động là những tranh chấp về quyền và lợi ích phát sinh trong quan hệ lao động giữa người lao động, tập thể lao động...

Read more

Hộ kinh doanh có phải xuất hóa đơn điện tử hay không?

by Thư Minh
26/09/2023
0
Hộ kinh doanh có phải xuất hóa đơn điện tử hay không

Trong thời buổi hiện nay, nhà nước ta luôn tạo điều kiện hết sức có thể để mỗi cá nhân, tổ chức lao động, kinh doanh, sản xuất,...

Read more

Quy định mới về sử dụng xe ô tô công

by Thư Minh
25/09/2023
0
Quy định mới về sử dụng xe ô tô công

Xe công được hiểu theo nghĩa giản đơn là phương tiện giao thông thuộc quyền sở hữu của Nhà nước, phục vụ cho mục đích công cộng, hoạt...

Read more

Thủ tục tiêu hủy đối với vật chứng thông thường trong thi hành án dân sự

by Thư Minh
22/09/2023
0
Thủ tục tiêu hủy đối với vật chứng thông thường trong thi hành án dân sự

Vật chứng trong tố tụng dân sự là những nguồn quan trọng để cung cấp chứng cứ cho cơ quan chức năng. Đây là nguồn chứng cứ quan trọng mà...

Read more
Next Post
Dịch vụ kết hôn với người Nhật Bản tại Hồ Chí Minh năm 2022

Dịch vụ kết hôn với người Nhật Bản tại Hồ Chí Minh năm 2022

Please login to join discussion

VĂN PHÒNG LUẬT SƯ X

VP HÀ NỘI: Biệt thự số 1, Lô 4E, đường Trung Yên 10B, phường Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội.

VP TP. HỒ CHÍ MINH: Số 21, Đường Số 7 CityLand Park Hills, Phường 10, Quận Gò Vấp, Hồ Chí Minh.

VP Bắc Giang: 329 Lê Lợi, Phường Hoàng Văn Thụ, TP Bắc Giang.

HOTLINE: 0833 102 102

Hãy gọi ngay cho chúng tôi để được nhận hỗ trợ về pháp lý kịp thời nhất. Quyền lợi của bạn là ưu tiên hàng đầu của chúng tôi, Hãy gửi yêu cầu nếu bạn cần luật sư giải quyết mọi vấn đề pháp lý của mình.

Liên Hệ

  • VP TP. HỒ CHÍ MINH: Số 21, Đường Số 7 CityLand Park Hills, Phường 10, Quận Gò Vấp, Hồ Chí Minh
  • Phone: 0868133882

CATEGORIES

  • Biểu mẫu
  • Dịch vụ luật sư
  • Tư vấn

© 2022 Luật Sư X - Premium WordPress news & magazine theme by Luật Sư X.

No Result
View All Result
  • Home
  • Landing Page
  • Buy JNews
  • Support Forum
  • Contact Us

© 2022 Luật Sư X - Premium WordPress news & magazine theme by Luật Sư X.