Luật Sư Hồ Chí Minh
  • Trang chủ
  • Bạn cần biết
No Result
View All Result
SUBSCRIBE
Luật Sư Hồ Chí Minh
  • Trang chủ
  • Bạn cần biết
No Result
View All Result
Luật Sư Hồ Chí Minh
No Result
View All Result
Home Tư vấn

Yêu cầu chung đối với phần mềm ký số được quy định như thế nào?

Vân Anh by Vân Anh
19/12/2022
in Tư vấn
0
Yêu cầu chung đối với phần mềm ký số

Yêu cầu chung đối với phần mềm ký số

74
SHARES
1.2k
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

Có thể bạn quan tâm

Điều kiện thay đổi cải chính hộ tịch tại TP.HCM

Quy định mới về sổ hộ khẩu như thế nào?

Xin giấy xác nhận thu hồi sổ hộ khẩu tại TP.HCM như thế nào?

Sơ đồ bài viết

  1. Quy định về chữ ký số
  2. Yêu cầu chung đối với phần mềm ký số
  3. Quy định về phần mềm kiểm tra chữ ký số
  4. Thông tin liên hệ
  5. Câu hỏi thường gặp

Hiện nay với sự phát triển vượt bậc của ngành công nghệ thông tin thì việc ứng dụng các phần mềm số hóa vào các công việc hiện nay là điều tất yếu. Việc số hóa này sẽ giúp cho người sử dụng có được nhiều lợi ích như: tiết kiện thời gian, chi phí, tăng tính bảo mật và thực hiện công việc với hiệu suất cao hơn… Trong đó, nổi bật hơn cả là việc sử dụng chữ ký số hiện nay. Nước ta cũng đã công công nhận chữ ký số và cũng đã đưa ra các quy định cụ thể về yêu cầu cụ thể đối với những phần mềm ký số hiện nay. Vậy thì ” Yêu cầu chung đối với phần mềm ký số” được quy định như thế nào?. Hãy cùng Luật sư Hồ Chí Minh tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Quy định về chữ ký số

Chữ ký số là một dạng chữ ký điện tử được tạo ra bằng sự biến đổi một thông điệp dữ liệu sử dụng hệ thống mật mã không đối xứng, theo đó, người có được thông điệp dữ liệu ban đầu và khóa công khai của người ký có thể xác định được chính xác: Việc biến đổi được tạo ra bằng đúng khóa bí mật tương ứng với khóa công khai trong cùng một cặp khóa; Sự toàn vẹn nội dung của thông điệp dữ liệu kể từ khi thực hiện việc biến đổi (khoản 6 Điều 3 Nghị định 130/2018/NĐ-CP).

Nhìn chung, hầu hết các cá nhân và đơn vị tổ chức đều có thể sử dụng chữ ký số. Một số trường hợp được yêu cầu phải sử dụng chữ ký số như: kê khai thuế, nộp thuế cho cơ quan thuế qua phương tiện điện tử, sử dụng hóa đơn điện tử cần phải có chữ ký điện tử, thực hiện kê khai bảo hiểm xã hội qua giao dịch điện tử. Chữ ký số cũng được xem là một trong những bước tiến lớn trong quy trình chuyển đổi số doanh nghiệp.

Điều kiện đảm bảo an toàn cho chữ ký số: Chữ ký số được xem là chữ ký điện tử an toàn khi đáp ứng các điều kiện sau:

– Chữ ký số được tạo ra trong thời gian chứng thư số có hiệu lực và kiểm tra được bằng khóa công khai ghi trên chứng thư số đó.

– Chữ ký số được tạo ra bằng việc sử dụng khóa bí mật tương ứng với khóa công khai ghi trên chứng thư số do một trong các tổ chức sau đây cấp: Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số quốc gia; Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ; Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng; Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng của các cơ quan, tổ chức được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn cho chữ ký số chuyên dùng.

– Khóa bí mật chỉ thuộc sự kiểm soát của người ký tại thời điểm ký.

Việc sử dụng chữ ký số

Theo Khoản 3 Điều 26 Luật Doanh nghiệp 2020, tổ chức, cá nhân có quyền lựa chọn sử dụng chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử hoặc sử dụng tài khoản đăng ký kinh doanh để đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử.

Tuy nhiên trong một số trường hợp đặc biệt, doanh nghiệp phải sử dụng chữ ký số, cụ thể:

Chữ ký điện tử theo quy định của pháp luật của người bán; ngày, tháng năm lập và gửi hóa đơn. Chữ ký điện tử theo quy định của pháp luật của người mua trong trường hợp người mua là đơn vị kế toán (Điểm e khoản 1 Điều 6 Thông tư 32/2011/TT-BTC).

Hóa đơn điện tử khi mua bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, khi sử dụng hóa đơn điện tử phải có phần chữ ký số (Khoản 2 Điều 3 Nghị định 119/2018/NĐ-CP).

Người nộp thuế thực hiện hoạt động kinh doanh tại địa bàn có cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin phải thực hiện kê khai, nộp thuế, giao dịch với cơ quan quản lý thuế thông qua phương tiện điện tử theo quy định của pháp luật (Khoản 10 Điều 17 Luật quản lý thuế 2019).

Việc sử dụng chữ ký số là phù hợp với doanh nghiệp trong thời gian giãn cách xã hội do dịch bệnh Covid – 19. Trong thời gian giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg, Chữ ký số đang được tận dụng tối đa và mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp như: thủ tục nhanh gọn, không cần trực tiếp ký tay; tiết kiệm thời gian, giảm chi phí nhân công, di chuyển, doanh nghiệp không cần gặp gỡ nhau, giảm thiểu trở ngại về khoảng cách địa lý; đảm bảo tính chính xác, bảo mật dữ liệu…./.

Yêu cầu chung đối với phần mềm ký số

“Phần mềm ký số” là chương trình phần mềm độc lập hoặc một thành phần (module) phần mềm hoặc giải pháp có chức năng ký số vào thông điệp dữ liệu.

Theo quy định tại Điều 4 Thông tư 22/2020/TT-BTTTT quy định về yêu cầu chung đối với phần mềm ký số như sau:

Tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật về chữ ký số trên thông điệp dữ liệu tại Phụ lục Danh mục tiêu chuẩn kỹ thuật về chữ ký số trên thông điệp dữ liệu kèm theo Thông tư này.

Yêu cầu chức năng của phần mềm ký số?

Theo quy định tại Điều 5 Thông tư 22/2020/TT-BTTTT quy định về yêu cầu chức năng của phần mềm ký số như sau:

1. Chức năng ký số:

a) Trường hợp người ký số trên thông điệp dữ liệu là cá nhân, cho phép người ký số sử dụng khóa bí mật cá nhân để thực hiện việc ký số vào thông điệp dữ liệu;

b) Trường hợp người ký số trên thông điệp dữ liệu là tổ chức, cho phép người ký số sử dụng khóa bí mật tổ chức để thực hiện việc ký số vào thông điệp dữ liệu.

2. Chức năng kiểm tra hiệu lực của chứng thư số:

a) Cho phép việc kiểm tra chứng thư số của người ký số trên thông điệp dữ liệu phải kiểm tra theo đường dẫn tin tưởng trên chứng thư số và phải thực hiện đến tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số quốc gia.

b) Nội dung kiểm tra hiệu lực của chứng thư số tại thời điểm ký số:

– Thời gian có hiệu lực của chứng thư số;

– Trạng thái chứng thư số qua danh sách chứng thư số thu hồi (CRL) được công bố tại thời điểm ký số hoặc bằng phương pháp kiểm tra trạng thái chứng thư số trực tuyến (OCSP) ở chế độ trực tuyến trong trường hợp tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số có cung cấp dịch vụ OCSP;

– Thuật toán mật mã trên chứng thư số;

– Mục đích, phạm vi sử dụng của chứng thư số.

c) Hiệu lực của chứng thư số khi đáp ứng tất cả các tiêu chí sau:

– Thời gian trên chứng thư số còn hiệu lực tại thời điểm ký số;

– Các thuật toán mật mã trên chứng thư số tuân thủ theo quy định về quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật bắt buộc áp dụng về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số đang có hiệu lực;

– Trạng thái của chứng thư số còn hoạt động tại thời điểm ký số;

– Chứng thư số được sử dụng đúng mục đích, phạm vi sử dụng.

3. Chức năng lưu trữ và hủy bỏ các thông tin sau kèm theo thông điệp dữ liệu ký số:

a) Chứng thư số tương ứng với khóa bí mật mà người ký số sử dụng để ký thông điệp dữ liệu tại thời điểm ký số;

b) Danh sách chứng thư số thu hồi tại thời điểm ký của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số đã cấp chứng thư số để ký số tương ứng với chữ ký số trên thông điệp dữ liệu đi;

c) Quy chế chứng thực của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số đã cấp chứng thư số tương ứng với chữ ký số trên thông điệp dữ liệu đi;

d) Kết quả kiểm tra trạng thái chứng thư số tương ứng với chữ ký số trên thông điệp dữ liệu được gửi đến.

4. Chức năng thay đổi (thêm, bớt) chứng thư số của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số.

5. Chức năng thông báo (bằng chữ/bằng ký hiệu) cho người ký số biết việc ký số vào thông điệp dữ liệu thành công hay không thành công.

Yêu cầu chung đối với phần mềm ký số
Yêu cầu chung đối với phần mềm ký số

Quy định về phần mềm kiểm tra chữ ký số

Yêu cầu chung

Tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật về chữ ký số trên thông điệp dữ liệu tại Phụ lục Danh mục tiêu chuẩn về chữ ký số trên thông điệp dữ liệu kèm theo Thông tư này.

Yêu cầu chức năng

Chức năng kiểm tra tính hợp lệ của chữ ký số trên thông điệp dữ liệu:

aa Cho phép xác minh chữ ký số trên thông điệp dữ liệu theo nguyên tắc chữ ký số được tạo ra đúng với khóa bí mật tương ứng với khóa công khai trên chứng thư số;

b) Cho phép việc kiểm tra chứng thư số của người ký số trên thông điệp dữ liệu phải kiểm tra theo đường dẫn tin tưởng trên chứng thư số và phải thực hiện đến tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số quốc gia.

c) Cho phép kiểm tra, xác thực thông tin của người ký số trên thông điệp dữ liệu thực hiện tất cả các nội dung dưới đây:

– Thời gian có hiệu lực của chứng thư số;

– Trạng thái chứng thư số qua danh sách chứng thư số thu hồi (CRL) được công bố tại thời điểm ký số hoặc bằng phương pháp kiểm tra trạng thái chứng thư số trực tuyến (OCSP) ở chế độ trực tuyến trong trường hợp tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số có cung cấp dịch vụ OCSP;

– Thuật toán mật mã trên chứng thư số;

– Mục đích, phạm vi sử dụng của chứng thư số.

d) Hiệu lực của chứng thư số khi đáp ứng tất cả các tiêu chí sau:

– Thời gian trên chứng thư số còn hiệu lực tại thời điểm ký số;

– Các thuật toán mật mã trên chứng thư số tuân thủ theo quy định về quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật bắt buộc áp dụng về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số đang có hiệu lực;

– Trạng thái của chứng thư số còn hoạt động tại thời điểm ký số;

– Chứng thư số được sử dụng đúng mục đích, phạm vi sử dụng.

đ) Cho phép kiểm tra tính toàn vẹn của thông điệp dữ liệu ký số:

– Giải mã chữ ký số trên thông điệp dữ liệu để có thông tin về mã băm;

– Sử dụng thuật toán hàm băm an toàn đã tạo ra mã băm trên chữ ký số để thực hiện tạo mã băm cho thông điệp dữ liệu;

– So sánh sự trùng khớp của hai mã băm để kiểm tra tính toàn vẹn của thông điệp dữ liệu ký số.

e) Chữ ký số trên thông điệp dữ liệu là hợp lệ khi:

– Việc kiểm tra, xác thực được đúng thông tin người ký số;

– Chứng thư số của người ký số tại thời điểm ký còn hiệu lực;

– Xác minh chữ ký số trên thông điệp dữ liệu đúng với khóa bí mật tương ứng với khóa công khai trên chứng thư số và thông điệp dữ liệu đảm bảo tính toàn vẹn.

Chức năng lưu trữ và hủy bỏ các thông tin sau kèm theo thông điệp dữ liệu ký số:

a) Các chứng thư số tương ứng với các chữ ký số trên thông điệp dữ liệu ký số được gửi đến;

b) Các danh sách chứng thư số thu hồi tại thời điểm ký của tổ chức cung cấp chứng thực chữ ký số tương ứng với chữ ký số trên thông điệp dữ liệu được gửi đến;

c) Quy chế chứng thực của các tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số cấp phát chứng thư số tương ứng với các chữ ký số trên thông điệp dữ liệu được gửi đến;

d) Kết quả kiểm tra trạng thái chứng thư số tương ứng với chữ ký số trên thông điệp dữ liệu được gửi đến.

Chức năng thay đổi (thêm, bớt) chứng thư số của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số.

Chức năng thông báo (bằng chữ/bằng ký hiệu) việc kiểm tra tính hợp lệ của chữ ký số là hợp lệ hay không hợp lệ.

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Yêu cầu chung đối với phần mềm ký số” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư Hồ Chí Minh luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là Dịch vụ chuyển đất ao sang đất sổ đỏ… vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102 Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.

Mời bạn xem thêm

  • Hướng dẫn thủ tục báo mất sổ đỏ tại Hồ Chí Minh
  • Hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả tại Hồ Chí Minh
  • Đơn xin trích lục bản án ly hôn tại Hồ Chí Minh

Câu hỏi thường gặp

Hiện nay có những phần mền ký số thông dụng nào?

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều các loại chữ ký số với tính năng và cách sử dụng khác nhau. Để chọn được chữ ký số phù hợp nhất cho mình, các cá nhân/doanh nghiệp cần cân nhắc kỹ những ưu, nhược điểm của mỗi loại cũng như nhu cầu sử dụng trước khi tiến hành đăng ký mua.
Dưới đây là những phần mềm chữ ký số uy tín được nhiều doanh nghiệp tin tưởng sử dụng.-
– Chữ ký số 1Office – CA
– Chữ ký số Misa
– Chữ ký số FPT-CA
– Chữ ký số Viettel-CA
– Chữ ký số BKAV-CA
– Chữ ký số VNPT-CA
– Phần mềm chữ ký số New-CA
– Chữ ký số EFY Việt Nam
– Chữ ký số Safe-CA

Lợi ích khi sử dụng phần mềm chữ ký số?

Những lợi ích vượt trội của phần mềm chữ ký số trong các giao dịch có thể kể đến như:
1. Tiết kiệm thời gian
Chữ ký số từ xa cho phép doanh nghiệp ký hợp đồng và làm việc với các đối tác một cách nhanh chóng, an toàn mà không cần mất thời gian gặp mặt trực tiếp.
Đối với các giao dịch điện tử khác như kê khai nộp thuế, hóa đơn điện tử, các thủ tục hành chính,… thì cá nhân chỉ cần ngồi tại nhà với thiết bị có kết nối Internet là có thể hoàn tất các thủ tục này.
2. Tiết kiệm chi phí
Việc sử dụng phần mềm chữ ký số giúp giảm 70% mức chi phí so với cách thức ký truyền thống. Thay vì tốn một khoản chi phí lớn cho việc in ấn giấy tờ, chuyển phát hay lưu trữ hồ sơ… doanh nghiệp có thể tận dụng chi phí đó cho các mục đích khác ý nghĩa hơn.
3. Tăng tính bảo mật
Trong môi trường mở cửa mạng Internet như hiện nay, việc lưu hành các thông tin mật trên mạng rất dễ xảy ra tình trạng bị leak, bị ăn cắp hoặc giả mạo thông tin. Với các mã khóa bảo vệ có tính bảo mật cao, phần mềm chữ ký số giữ vai trò đảm bảo an toàn cho các giao dịch điện tử, giúp doanh nghiệp yên tâm làm việc.
4. Cải thiện hiệu suất công việc
Khi sử dụng phần mềm chữ ký số doanh nghiệp, sẽ không còn tình trạng hàng chồng giấy tờ, công văn tồn đọng cần sắp xếp thời gian để giải quyết. Nhờ đó, việc quản lý và lưu trữ văn bản, tài liệu cũng đơn giản hơn rất nhiều, giúp nâng cao hiệu suất công việc.

5/5 - (1 bình chọn)
Tags: Quy định về chữ ký sốQuy định về phần mềm kiểm tra chữ ký sốYêu cầu chung đối với phần mềm ký số
Share30Tweet19
Vân Anh

Vân Anh

Đề xuất cho bạn

Điều kiện thay đổi cải chính hộ tịch tại TP.HCM

by Thư Minh
27/05/2023
0
Điều kiện thay đổi cải chính hộ tịch

Cải chính hộ tịch là việc cán bộ tư pháp hộ tịch thực hiện việc chỉnh sửa thông tin cá nhân của công dân trong Sổ hộ tịch...

Read more

Quy định mới về sổ hộ khẩu như thế nào?

by Thư Minh
27/05/2023
0
Quy định mới về sổ hộ khẩu

Hộ khẩu là một phương pháp quản lý dân số chủ yếu dựa vào hộ gia đình. Đây là công cụ và thủ tục hành chính giúp nhà...

Read more

Xin giấy xác nhận thu hồi sổ hộ khẩu tại TP.HCM như thế nào?

by Thư Minh
26/05/2023
0
Giấy xác nhận thu hồi sổ hộ khẩu

Sổ hộ khẩu là giấy tờ pháp lý được cấp cho hộ gia đình hoặc cá nhân đã đăng ký thường trú. Thông qua Sổ hộ khẩu có...

Read more

Mẫu tờ khai đăng ký thay đổi cải chính hộ tịch tại TP.HCM

by Thư Minh
26/05/2023
0
Tờ khai đăng ký thay đổi cải chính hộ tịch

Quá trình sinh sống của một công dân được ghi nhận từ khi người đó sinh ra cho đến khi người đó chết. Các sự kiện liên quan...

Read more

Thủ tục xin giãn tiến độ đầu tư tại TP.HCM

by Thư Minh
25/05/2023
0
Thủ tục xin giãn tiến độ đầu tư

Đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn, tài sản theo các hình thức và cách thức do pháp luật quy định để thực hiện hoạt động...

Read more
Next Post
Ghi chú kết hôn có yếu tố nước ngoài

Ghi chú kết hôn có yếu tố nước ngoài tại Hồ Chí Minh như thế nào?

Please login to join discussion

VĂN PHÒNG LUẬT SƯ X

VP HÀ NỘI: Biệt thự số 1, Lô 4E, đường Trung Yên 10B, phường Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội.

VP TP. HỒ CHÍ MINH: Số 21, Đường Số 7 CityLand Park Hills, Phường 10, Quận Gò Vấp, Hồ Chí Minh.

VP Bắc Giang: 329 Lê Lợi, Phường Hoàng Văn Thụ, TP Bắc Giang.

HOTLINE: 0833 102 102

Hãy gọi ngay cho chúng tôi để được nhận hỗ trợ về pháp lý kịp thời nhất. Quyền lợi của bạn là ưu tiên hàng đầu của chúng tôi, Hãy gửi yêu cầu nếu bạn cần luật sư giải quyết mọi vấn đề pháp lý của mình.

Liên Hệ

  • VP TP. HỒ CHÍ MINH: Số 21, Đường Số 7 CityLand Park Hills, Phường 10, Quận Gò Vấp, Hồ Chí Minh
  • Phone: 0868133882

CATEGORIES

  • Biểu mẫu
  • Dịch vụ luật sư
  • Tư vấn

© 2022 Luật Sư X - Premium WordPress news & magazine theme by Luật Sư X.

No Result
View All Result
  • Home
  • Landing Page
  • Buy JNews
  • Support Forum
  • Contact Us

© 2022 Luật Sư X - Premium WordPress news & magazine theme by Luật Sư X.