Luật Sư Hồ Chí Minh
  • Trang chủ
  • Bạn cần biết
No Result
View All Result
SUBSCRIBE
Luật Sư Hồ Chí Minh
  • Trang chủ
  • Bạn cần biết
No Result
View All Result
Luật Sư Hồ Chí Minh
No Result
View All Result
Home Tư vấn

Chế độ trợ cấp người già neo đơn tại TP.HCM

Thư Minh by Thư Minh
11/10/2023
in Tư vấn
0
Trợ cấp người già neo đơn

Trợ cấp người già neo đơn

74
SHARES
1.2k
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

Có thể bạn quan tâm

Chi phí tặng cho đất tại Hồ Chí Minh là bao nhiêu?

Cấp lại bằng lái xe tại Hồ Chí Minh cần làm thủ tục gì?

Mức phạt tiền đối với đinh tặc là bao nhiêu?

Sơ đồ bài viết

  1. Người già neo đơn có được nhận trợ cấp hàng tháng không?
  2. Chế độ trợ cấp người già neo đơn tại TP.HCM
  3. Thủ tục nhận trợ cấp người già neo đơn tại TP.HCM
  4. Câu hỏi thường gặp

Ở tuổi xế chiều, có những người già được quây quần đầm ấm bên con cháu nhưng cũng có những người già neo đơn, không nơi nương tựa. Họ cũng có nhu cầu được chăm sóc và phụng dưỡng ở tuổi già thay vì phải bươn chải kiếm sống bên ngoài xã hội. Do đó, nhà nước ta đã ban hành chế độ trợ cấp cho người gia neo đơn trong một số trường hợp nhất định. Vậy Chế độ trợ cấp người già neo đơn tại TP.HCM được quy định thế nào? Trợ cấp người già neo đơn tại TP.HCM là bao nhiêu? Thủ tục nhận trợ cấp người già neo đơn tại TP.HCM thực hiện ra sao? Tất cả những câu hỏi này sẽ được Luật sư Hồ Chí Minh giải đáp thông qua bài viết dưới đây, mời quý bạn đọc cùng tham khảo nhé. Mời quý bạn đọc cùng theo dõi nhé.

Người già neo đơn có được nhận trợ cấp hàng tháng không?

Trợ cấp xã hội giúp những hoàn cảnh khó khăn sống tốt hơn, có cơ hội được chăm sóc y tế đi học nhờ vào số tiền nhận được mỗi tháng. Nhà nước luôn khuyến khích, tạo điều kiện để cơ quan, tổ chức và cá nhân nuôi dưỡng, chăm sóc và trợ giúp đối tượng trợ giúp xã hội. Do đó, nhiều độc giả băn khoăn không biết liệu xét theo quy định pháp luật hiện hành, Người già neo đơn có được nhận trợ cấp hàng tháng không, bạn đọc hãy cùng làm rõ nhé:

Theo Điều 2 Luật Người cao tuổi 2009 thì người cao tuổi được quy định trong Luật này là công dân Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên.

Căn cứ khoản 5 Điều 5 Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định về đối tượng được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng như sau:

Điều 5. Đối tượng bảo trợ xã hội hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng

  1. Trẻ em dưới 16 tuổi không có nguồn nuôi dưỡng thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Bị bỏ rơi chưa có người nhận làm con nuôi;

b) Mồ côi cả cha và mẹ;

c) Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại bị tuyên bố mất tích theo quy định của pháp luật;

d) Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội;

đ) Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

e) Cả cha và mẹ bị tuyên bố mất tích theo quy định của pháp luật;

g) Cả cha và mẹ đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội;

h) Cả cha và mẹ đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

i) Cha hoặc mẹ bị tuyên bố mất tích theo quy định của pháp luật và người còn lại đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội;

k) Cha hoặc mẹ bị tuyên bố mất tích theo quy định của pháp luật và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

l) Cha hoặc mẹ đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.

  1. Người thuộc diện quy định tại khoản 1 Điều này đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng mà đủ 16 tuổi nhưng đang học văn hóa, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất thì tiếp tục được hưởng chính sách trợ giúp xã hội cho đến khi kết thúc học, nhưng tối đa không quá 22 tuổi.
  2. Trẻ em nhiễm HIV/AIDS thuộc hộ nghèo.
  3. Người thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo chưa có chồng hoặc chưa có vợ; đã có chồng hoặc vợ nhưng đã chết hoặc mất tích theo quy định của pháp luật và đang nuôi con dưới 16 tuổi hoặc đang nuôi con từ 16 đến 22 tuổi và người con đó đang học văn hóa, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất quy định tại khoản 2 Điều này (sau đây gọi chung là người đơn thân nghèo đang nuôi con).
  4. Người cao tuổi thuộc một trong các trường hợp quy định sau đây:

a) Người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo, không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng nhưng người này đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng;

b) Người cao tuổi từ đủ 75 tuổi đến 80 tuổi thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo không thuộc diện quy định ở điểm a khoản này đang sống tại địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đặc biệt khó khăn;

c) Người từ đủ 80 tuổi trở lên không thuộc diện quy định tại điểm a khoản này mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp xã hội hàng tháng;

d) Người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo, không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng, không có điều kiện sống ở cộng đồng, đủ điều kiện tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp xã hội nhưng có người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc tại cộng đồng.

  1. Người khuyết tật nặng, người khuyết tật đặc biệt nặng theo quy định pháp luật về người khuyết tật.
  2. Trẻ em dưới 3 tuổi thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo không thuộc đối tượng quy định tại các khoản 1, 3 và 6 Điều này đang sống tại địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đặc biệt khó khăn.
  3. Người nhiễm HIV/AIDS thuộc diện hộ nghèo không có nguồn thu nhập ổn định hàng tháng như tiền lương, tiền công, lương hưu, trợ cấp bảo bảo hiểm xã hội, trợ cấp xã hội hàng tháng.
Trợ cấp người già neo đơn
Trợ cấp người già neo đơn

Như vậy, người già neo đơn thuộc một trong các trường hợp sau đây thì được nhận trợ cấp hàng tháng:

a) Người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo, không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng nhưng người này đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng;

b) Người cao tuổi từ đủ 75 tuổi đến 80 tuổi thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo không thuộc diện quy định ở điểm a khoản này đang sống tại địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đặc biệt khó khăn;

c) Người từ đủ 80 tuổi trở lên không thuộc diện quy định tại điểm a khoản này mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp xã hội hàng tháng;

d) Người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo, không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng, không có điều kiện sống ở cộng đồng, đủ điều kiện tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp xã hội nhưng có người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc tại cộng đồng.

Chế độ trợ cấp người già neo đơn tại TP.HCM

Hiện nay, chính sách trợ giúp xã hội đã có nhiều thay đổi tùy theo điều kiện kinh tế đất nước và mức sống tối thiểu của dân cư qua từng thời kỳ. Các đối tượng hưởng trợ cấp xã hội được xét trên nhiều góc độ, theo hoàn cảnh kinh tế cho đến khả năng lao động, trong đó có bao gồm khoản trợ cấp cho người già neo đơn. Mức trợ cấp cũng khác nhau giữa các đối tượng khác nhau. Vậy cụ thể, Chế độ trợ cấp người già neo đơn tại TP.HCM được quy định thế nào, bạn đọc hãy cùng làm rõ nhé:

Tại Điều 6 Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định về mức trợ cấp xã hội hàng tháng như sau:

“1. Đối tượng quy định tại Điều 5 Nghị định này được trợ cấp xã hội hàng tháng với mức bằng mức chuẩn trợ giúp xã hội quy định tại Điều 4 Nghị định này nhân với hệ số tương ứng quy định như sau:
đ) Đối với đối tượng quy định tại khoản 5 Điều 5 Nghị định này:

  • Hệ số 1,5 đối với đối tượng quy định tại điểm a khoản 5 từ đủ 60 tuổi đến 80 tuổi;
  • Hệ số 2,0 đối với đối tượng quy định tại điểm a khoản 5 từ đủ 80 tuổi trở lên;
  • Hệ số 1,0 đối với đối tượng quy định tại các điểm b và c khoản 5;
  • Hệ số 3,0 đối với đối tượng quy định tại điểm d khoản 5.”

Dẫn chiếu đến Điều 4 Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định về mức chuẩn trợ giúp xã hội như sau:

“1. Mức chuẩn trợ giúp xã hội là căn cứ xác định mức trợ cấp xã hội, mức hỗ trợ kinh phí nhận chăm sóc, nuôi dưỡng; mức trợ cấp nuôi dưỡng trong cơ sở trợ giúp xã hội và các mức trợ giúp xã hội khác.

  1. Mức chuẩn trợ giúp xã hội áp dụng từ ngày 01 tháng 7 năm 2021 là 360.000 đồng/tháng.
    Tùy theo khả năng cân đối của ngân sách, tốc độ tăng giá tiêu dùng và tình hình đời sống của đối tượng bảo trợ xã hội, cơ quan có thẩm quyền xem xét, điều chỉnh tăng mức chuẩn trợ giúp xã hội cho phù hợp; bảo đảm tương quan chính sách đối với các đối tượng khác.
  2. Tùy thuộc điều kiện kinh tế – xã hội tại địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định:
    a) Mức chuẩn trợ giúp xã hội, mức trợ giúp xã hội áp dụng trên địa bàn bảo đảm không thấp hơn mức chuẩn trợ giúp xã hội và mức trợ giúp xã hội quy định tại Nghị định này;
    b) Đối tượng khó khăn khác chưa quy định tại Nghị định này được hưởng chính sách trợ giúp xã hội.”

Như vậy, mức hưởng = mức chuẩn trợ giúp xã hội x hệ số, mức trợ giúp xã hội áp dụng trên địa bàn bảo đảm không thấp hơn mức chuẩn trợ giúp xã hội và mức trợ giúp xã hội được quy định là 360.000 đồng người/tháng, mức hỗ trợ này sẽ tùy theo từng địa phương.

Thủ tục nhận trợ cấp người già neo đơn tại TP.HCM

Hiện nay, mặc dù xã hội đã phát triển rất nhiều, điều kiện sống cả con người được nâng lên đáng kể, nhưng bên cạnh đó còn rất nhiều cuộc đời của những con người khác còn rất khó khăn, khổ cực như: trẻ mồ côi, người già không nơi nương tựa,… Khi thuộc các trường hợp được nhận trợ cấp thì cần làm hồ sơ để được hưởng khoản tiền này. Vậy cụ thể, Thủ tục nhận trợ cấp người già neo đơn tại TP.HCM thực hiện ra sao, chúng ta hãy cùng làm rõ nhé:

Căn cứ vào Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định về thủ tục thực hiện như sau:

Thứ nhất: Thực hiện lập hồ sơ theo quy định

Đối tượng, người giám hộ của đối tượng hoặc tổ chức, cá nhân có liên quan làm hồ sơ theo quy định tại Nghị định này gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú (sau đây gọi chung là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã) nơi cư trú. Khi nộp hồ sơ cần xuất trình các giấy tờ sau để cán bộ tiếp nhận hồ sơ đối chiếu các thông tin kê khai trong tờ khai:

– Sổ hộ khẩu của đối tượng hoặc văn bản xác nhận của công an xã, phường, thị trấn; Chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân;

– Giấy khai sinh của trẻ em đối với trường hợp xét trợ cấp xã hội đối với trẻ em, người đơn thân nghèo đang nuôi con, người khuyết tật đang nuôi con;

– Giấy tờ xác nhận bị nhiễm HIV của cơ quan y tế có thẩm quyền đối với trường hợp bị nhiễm HIV;

– Giấy tờ xác nhận đang mang thai của cơ quan y tế có thẩm quyền đối với trường hợp người khuyết tật đang mang thai;

– Giấy xác nhận khuyết tật đối với trường hợp người khuyết tật.

Thứ hai: Tiếp nhận hồ sơ

Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, công chức phụ trách công tác Lao động – Thương binh và Xã hội có trách nhiệm rà soát hồ sơ, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức việc xem xét, quyết định việc xét duyệt, thực hiện việc niêm yết công khai kết quả xét duyệt tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã trong thời gian 02 ngày làm việc, trừ những thông tin liên quan đến HIV/AIDS của đối tượng.

Thứ ba: Xem xét trường hợp khiếu nại

Trường hợp có khiếu nại, trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được khiếu nại, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức xem xét, kết luận, công khai nội dung khiếu nại.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày hồ sơ được xét duyệt và không có khiếu nại, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có văn bản đề nghị kèm theo hồ sơ của đối tượng gửi Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội.

Thứ tư: Giải quyết hồ sơ

Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ của đối tượng và văn bản đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội có trách nhiệm thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện) quyết định trợ cấp xã hội hàng tháng, hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng cho đối tượng.

Trường hợp đối tượng không đủ điều kiện hưởng, Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản trình của Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định trợ cấp xã hội hàng tháng, hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng cho đối tượng.
Thời gian hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng đối với người cao tuổi quy định tại các điểm b khoản 5 Điều 5 Nghị định này kể từ thời điểm người đó đủ 75 tuổi, quy định tại điểm c khoản 5 Điều 5 Nghị định này kể từ thời điểm người đó đủ 80 tuổi.

Mời bạn xem thêm

  • Mẫu quyết định chấm dứt hợp đồng lao động tại Hồ Chí Minh
  • Sử dụng biển số xe giả bị xử lý như thế nào?
  • Thủ tục nhận tiền hỗ trợ cho lao động mất việc tại Hồ Chí Minh

Thông tin liên hệ

Luật sư Hồ Chí Minh đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề“Trợ cấp người già neo đơn”. Ngoài ra, chúng tôi  có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến Đơn xin hỗ trợ chi phí phẫu thuật tim. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Câu hỏi thường gặp

Thủ tục nhận trợ cấp người già neo đơn mất bao lâu?

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản trình của Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định trợ cấp xã hội hàng tháng, hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng cho đối tượng.
Thời gian hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng đối với người cao tuổi quy định tại các điểm b khoản 5 Điều 5 Nghị định này kể từ thời điểm người đó đủ 75 tuổi, quy định tại điểm c khoản 5 Điều 5 Nghị định này kể từ thời điểm người đó đủ 80 tuổi.

Mức trợ cấp xã hội hàng tháng được quy định theo các hệ số nào?

Mức trợ cấp xã hội hàng tháng được quy định theo các hệ số sau:
– Hệ số 1,5 đối với đối tượng quy định tại Điểm a Khoản 5 Điều 5 Nghị định này từ đủ 60 tuổi đến 80 tuổi;
– Hệ số 2,0 đối với đối tượng quy định tại Điểm a Khoản 5 Điều 5 Nghị định này từ đủ 80 tuổi trở lên;
– Hệ số 1,0 đối với đối tượng quy định tại Điểm b Khoản 5 Điều 5 Nghị định này;
–  Hệ số 3,0 đối với đối tượng quy định tại Điểm c Khoản 5 Điều 5 Nghị định này.

5/5 - (1 bình chọn)
Tags: Thủ tục nhận trợ cấp người già neo đơn tại TP.HCMTrợ cấp người già neo đơn
Share30Tweet19
Thư Minh

Thư Minh

Đề xuất cho bạn

Chi phí tặng cho đất tại Hồ Chí Minh là bao nhiêu?

by Thư Minh
11/12/2023
0
Chi phí tặng cho đất tại Hồ Chí Minh

Hiện nay, các giao dịch tặng cho tài sản diễn ra rất phổ biến trong xã hội, đặc biệt là các loại tài sản nhà đất. Các giao...

Read more

Cấp lại bằng lái xe tại Hồ Chí Minh cần làm thủ tục gì?

by Thư Minh
11/12/2023
0
Cấp lại bằng lái xe tại Hồ Chí Minh

Để lưu thông hợp pháp trên đường bộ, người lái xe cần phải có các giấy tờ theo quy định, trong đó có bao gồm bằng lái xe...

Read more

Mức phạt tiền đối với đinh tặc là bao nhiêu?

by Thư Minh
05/12/2023
0
Mức phạt tiền đối với đinh tặc

Hiện nay, một số bộ phận người dân vì lợi ích cá nhân đã có hành vi rải đinh ra ngoài đường nhằm mục đích kinh doanh mà...

Read more

Mức phí sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố trên địa bàn TPHCM

by Thư Minh
05/12/2023
0
Mức phí sử dụng tạm thời lòng đường hè phố trên địa bàn TPHCM

Hiện nay, việc người dân sử dụng lòng đường, hè phố vào các mục đích cá nhân chẳng hạn như giữ xe, buôn bán,... diễn ra rất phổ...

Read more

Hồ sơ đăng ký thi bằng lái xe máy tại TP.HCM

by Thư Minh
05/12/2023
0

Bằng lái xe máy là một trong những loại giấy tờ quan trọng và bắt buộc phải có để người tham gia giao thông có thể điều khiển...

Read more
Next Post
Người tham gia giao thông đường bộ gồm những đối tượng nào

Người tham gia giao thông đường bộ gồm những đối tượng nào?

VĂN PHÒNG LUẬT SƯ X

VP HÀ NỘI: Biệt thự số 1, Lô 4E, đường Trung Yên 10B, phường Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội.

VP TP. HỒ CHÍ MINH: Số 21, Đường Số 7 CityLand Park Hills, Phường 10, Quận Gò Vấp, Hồ Chí Minh.

VP Bắc Giang: 329 Lê Lợi, Phường Hoàng Văn Thụ, TP Bắc Giang.

HOTLINE: 0833 102 102

Hãy gọi ngay cho chúng tôi để được nhận hỗ trợ về pháp lý kịp thời nhất. Quyền lợi của bạn là ưu tiên hàng đầu của chúng tôi, Hãy gửi yêu cầu nếu bạn cần luật sư giải quyết mọi vấn đề pháp lý của mình.

Liên Hệ

  • VP TP. HỒ CHÍ MINH: Số 21, Đường Số 7 CityLand Park Hills, Phường 10, Quận Gò Vấp, Hồ Chí Minh
  • Phone: 0868133882

CATEGORIES

  • Biểu mẫu
  • Dịch vụ luật sư
  • Tư vấn

© 2022 Luật Sư X - Premium WordPress news & magazine theme by Luật Sư X.

No Result
View All Result
  • Home
  • Landing Page
  • Buy JNews
  • Support Forum
  • Contact Us

© 2022 Luật Sư X - Premium WordPress news & magazine theme by Luật Sư X.