Khi kinh tế ngày càng phát triển, người dân có xu hướng đổ ra các thành phố lớn để làm việc khiến cho một diện tích không nhỏ đất nông nghiệp bị bỏ hoang. Hiện nay, đất bỏ hoang phát sinh khá nhiều tranh chấp giữa cơ quan quản lý nhà nước với người sử dụng đất hay cũng có thể tranh chấp giữa những người sử dụng đất với nhau. Nhiều độc giả thắc mắc không biết liệu đất bỏ hoang người khác làm thì giải quyết thế nào? Đất bỏ hoang bao nhiêu năm thì mất quyền sử dụng? Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất bỏ hoang thuộc về cơ quan nào? Sau đây, Luật sư Hồ Chí Minh sẽ giúp quý độc giả giải đáp những vấn đề này và cung cấp những quy định pháp luật liên quan. Mời quý bạn đọc cùng theo dõi nhé.
Căn cứ pháp lý
- Luật Đất đai 2013
Đất bỏ hoang bao nhiêu năm thì mất quyền sử dụng?
Quyền sử dụng đất là quyền của các chủ thể được khai thác công dụng, hưởng hoa lợi tức từ việc sử dụng đất được Nhà nước giao, cho thuê hoặc được chuyển giao từ những chủ thể khác thông qua việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho,… từ chủ thể có quyền. Khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định pháp luật, người bị thu hồi sẽ không còn quyền sử dụng đất như đã nêu trên. Luật Đất đai 2013 quy định nhiều trường hợp Nhà nước thu hồi đất, trong đó có thu hồi đất do không sử dụng đất liên tục, thường xuyên trong một thời gian.
Cụ thể, căn cứ khoản 1 Điều 64 Luật Đất đai 2013 quy định về các trường hợp thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai như sau:
Điều 64. Thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai
- Các trường hợp thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai bao gồm:
a) Sử dụng đất không đúng mục đích đã được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất và đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi sử dụng đất không đúng mục đích mà tiếp tục vi phạm;
b) Người sử dụng đất cố ý hủy hoại đất;
c) Đất được giao, cho thuê không đúng đối tượng hoặc không đúng thẩm quyền;
d) Đất không được chuyển nhượng, tặng cho theo quy định của Luật này mà nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho;
đ) Đất được Nhà nước giao để quản lý mà để bị lấn, chiếm;
e) Đất không được chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này mà người sử dụng đất do thiếu trách nhiệm để bị lấn, chiếm;
g) Người sử dụng đất không thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà không chấp hành;
h) Đất trồng cây hàng năm không được sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục; đất trồng cây lâu năm không được sử dụng trong thời hạn 18 tháng liên tục; đất trồng rừng không được sử dụng trong thời hạn 24 tháng liên tục;
i) Đất được Nhà nước giao, cho thuê để thực hiện dự án đầu tư mà không được sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục hoặc tiến độ sử dụng đất chậm 24 tháng so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư kể từ khi nhận bàn giao đất trên thực địa phải đưa đất vào sử dụng; trường hợp không đưa đất vào sử dụng thì chủ đầu tư được gia hạn sử dụng 24 tháng và phải nộp cho Nhà nước khoản tiền tương ứng với mức tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với thời gian chậm tiến độ thực hiện dự án trong thời gian này; hết thời hạn được gia hạn mà chủ đầu tư vẫn chưa đưa đất vào sử dụng thì Nhà nước thu hồi đất mà không bồi thường về đất và tài sản gắn liền với đất, trừ trường hợp do bất khả kháng.”
Theo quy định trên, các loại đất dưới đây nếu không đáp ứng được thời gian sử dụng đất liên tiếp sẽ bị thu hồi:
- Đất trồng cây hàng năm không được sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục;
- Đất trồng cây lâu năm không được sử dụng trong thời hạn 18 tháng liên tục;
- Đất trồng rừng không được sử dụng trong thời hạn 24 tháng liên tục;
- Đất được Nhà nước giao, cho thuê để thực hiện dự án đầu tư mà không được sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục.
Đất bỏ hoang người khác làm thì giải quyết thế nào?
Luật Đất đai hiện nay không có quy định cụ thể thế nào là đất bỏ hoang. Tuy nhiên, có thể hiểu đất bỏ hoang là đất không đưa vào sử dụng trong một thời gian dài, gây lãng phí tài nguyên đất, thậm chí làm mất đi giá trị, mục đích sử dụng của đất. Với đất bị bỏ hoang không được đưa vào sử dụng trong một thời gian nhất định sẽ bị Nhà nước thu hồi đất, khi đó người sử dụng đất sẽ mất quyền sử dụng phần diện tích đất này.
Trong trường hợp, đến nay gia đình vẫn chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng mảnh đất đó. Thì có thể làm thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, với điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 99 Luật đất đai 2013 quy định về trường hợp sử dụng đất được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất như sau:
“Điều 99. Trường hợp sử dụng đất được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
1. Nhà nước cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho những trường hợp sau đây:
a) Người đang sử dụng đất có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định tại các điều 100, 101 và 102 của Luật này;
b) Người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất từ sau ngày Luật này có hiệu lực thi hành;
c) Người được chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, được thừa kế, nhận tặng cho quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất; người nhận quyền sử dụng đất khi xử lý hợp đồng thế chấp bằng quyền sử dụng đất để thu hồi nợ;
d) Người được sử dụng đất theo kết quả hòa giải thành đối với tranh chấp đất đai; theo bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án hoặc quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành;
đ) Người trúng đấu giá quyền sử dụng đất;
e) Người sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế;
g) Người mua nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất;
h) Người được Nhà nước thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; người mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước;
i) Người sử dụng đất tách thửa, hợp thửa; nhóm người sử dụng đất hoặc các thành viên hộ gia đình, hai vợ chồng, tổ chức sử dụng đất chia tách, hợp nhất quyền sử dụng đất hiện có;
k) Người sử dụng đất đề nghị cấp đổi hoặc cấp lại Giấy chứng nhận bị mất.”
Trường hợp có giấy tờ hợp pháp chứng minh mình là chủ sở hữu đối với mảnh đất, bạn có quyền yêu cầu gia đình người khác trả lại đất cho mình hoặc hai bên có thể thỏa thuận để làm hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
Nếu chủ sở hữu không chứng minh được mình có quyền sở hữu và người khác có căn cứ chứng minh người đó là chủ sở hữu của mảnh đất này thì bạn không được đòi lại đất cũng như thanh toán tiền công bạn khai hoang.
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất bỏ hoang
Đất nông nghiệp bỏ hoang được coi là đất không được đưa vào sử dụng trong một khoảng thời gian mà pháp luật về đất đai hiện hành quy định, sau thời gian trên thì đất đấy bị coi là đất bị bỏ hoang. Nhận thấy việc người dân được giao đất nông nghiệp để canh tác nhưng không sử dụng mà để bỏ hoang gây lãng phí và thất thoát tài nguyên nên Nhà nước tiến hành thu hồi các diện tích đất bị bỏ hoang này lại để cải tạo và cho thuê, giao đất cho những người khác có nhu cầu sử dụng đất.
Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:
* Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;
* Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:
– Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền, cụ thể:
+ Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;
+ Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;
Chủ tịch Ủy ban nhân dân có thẩm quyền giải quyết phải ra quyết định giải quyết tranh chấp. Quyết định giải quyết tranh chấp có hiệu lực thi hành phải được các bên tranh chấp nghiêm chỉnh chấp hành. Trường hợp các bên không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành.
– Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
Mời bạn xem thêm
- Mẫu quyết định chấm dứt hợp đồng lao động tại Hồ Chí Minh
- Sử dụng biển số xe giả bị xử lý như thế nào?
- Thủ tục nhận tiền hỗ trợ cho lao động mất việc tại Hồ Chí Minh
Thông tin liên hệ
Luật sư Hồ Chí Minh đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Đất bỏ hoang người khác làm thì giải quyết thế nào?” . Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến Đổi tên giấy khai sinh. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Câu hỏi thường gặp
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:
– Thu hồi đất đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
– Thu hồi đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn.
Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:
– Thu hồi đất đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư;
– Thu hồi đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.
Theo Điều 32 Nghị định 91/2019/NĐ-CP, trường hợp không sử dụng đất trồng cây hàng năm trong thời hạn 12 tháng liên tục, đất trồng cây lâu năm trong thời hạn 18 tháng liên tục, đất trồng rừng trong thời hạn 24 tháng liên tục mà không thuộc trường hợp bất khả kháng sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính.
Cụ thể:
– Phạt tiền từ 500.000 – 01 triệu đồng nếu diện tích đất không sử dụng dưới 0,5 héc ta;
– Phạt tiền từ 01 – 03 triệu đồng nếu diện tích đất không sử dụng từ 0,5 héc ta – dưới 03 héc ta;
– Phạt tiền từ 03 – 05 triệu đồng nếu diện tích đất không sử dụng từ 03 héc ta – dưới 10 héc ta;
– Phạt tiền từ 05 – 10 triệu đồng nếu diện tích đất không sử dụng từ 10 héc ta trở lên.
Ngoài ra, cá nhân, tổ chức vi phạm còn bị buộc sử dụng đất theo mục đích được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất. Trường hợp đã bị xử phạt mà không đưa đất vào sử dụng thì Nhà nước thu hồi đất theo quy định.