Luật Sư Hồ Chí Minh
  • Trang chủ
  • Bạn cần biết
No Result
View All Result
SUBSCRIBE
Luật Sư Hồ Chí Minh
  • Trang chủ
  • Bạn cần biết
No Result
View All Result
Luật Sư Hồ Chí Minh
No Result
View All Result
Home Tư vấn

Mẫu bản cam kết không lấn chiếm lòng lề đường tại TP.HCM

Thư Minh by Thư Minh
10/04/2023
in Tư vấn
0
Mẫu bản cam kết không lấn chiếm lòng lề đường

Mẫu bản cam kết không lấn chiếm lòng lề đường

74
SHARES
1.2k
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

Sơ đồ bài viết

  1. Căn cứ pháp lý
  2. Bản cam kết là gì?
  3. Mẫu bản cam kết không lấn chiếm lòng lề đường tại TP.HCM
  4. Tải về mẫu bản cam kết không lấn chiếm lòng lề đường tại TP.HCM
  5. Hướng dẫn soạn thảo mẫu bản cam kết không lấn chiếm lòng lề đường tại TP.HCM
  6. Xử phạt đối với hành vi buôn bán lấn chiếm lòng lề đường bị xử phạt như thế nào?
  7. Ai có thẩm quyền xử lý hành vi lấn chiếm lòng lề đường?
  8. Câu hỏi thường gặp

Hiện nay, tình trạng lấn chiếm lòng đường diễn ra khá phổ biến trong xã hội. Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp những cá nhân, hộ gia đình có hành vi lấn chiếm lòng đường để buôn bán hay để bày bán các mặt hàng, phơi thóc lúa,… Những hành vi này không chỉ gây ảnh hưởng đến những người dân xung quanh mà còn làm ùn tắc giao thông trong các giờ cao điểm. Do đó, nhiều hộ gia đình muốn cam kết không lấn chiếm lòng để đường để giải quyết triệt để hành vi này. Vậy Mẫu bản cam kết không lấn chiếm lòng lề đường tại TP.HCM hiện nay là mẫu nào? Soạn thảo Mẫu bản cam kết không lấn chiếm lòng lề đường tại TP.HCM ra sao? Xử phạt đối với hành vi buôn bán lấn chiếm lòng lề đường bị xử phạt như thế nào? Tất cả những câu hỏi này sẽ được Luật sư Hồ Chí Minh giải đáp thông qua bài viết dưới đây, mời quý bạn đọc cùng tham khảo nhé. Mời quý bạn đọc cùng theo dõi nhé.

Căn cứ pháp lý

  • Nghị định 100/2019/NĐ-CP

Bản cam kết là gì?

Bản cam kết là văn bản cam kết thể hiện việc các chủ thể cam kết sẽ thực hiện với những lời hứa đã được thống nhất với một bên tham gia nào đó, nếu như trong trường hợp mà không thực hiện được đúng theo như cam kết thì sẽ phải chịu về toàn bộ trách nhiệm trước luật pháp.

Cam kết có thể hiểu là hành vi pháp lý đơn phương theo tính chất hợp đồng, do 1 bên cam kết hoặc là sự thoản thuận hai bên với nhau cam kết về một vấn đề. Nội dung cam kết thể hiện ý chí tự ràng buộc của người viết cam kết với điều khoản đã cam kết.

Trong một số trường hợp người có quyền đưa ra yêu cầu buộc người cam kết phải thực hiện một hoặc một số nghĩa vụ dân sự, trường hợp không thực hiện hoặc vi phạm cam kết, gây thiệt hại cho phía người có quyền yêu cầu thì người cam kết phải bồi thường.

Ngày nay gần như trong các giao dịch dân sự chúng ta đều thấy có sự xuất hiện của Bản cam kết, theo đó các bên tham gia giao dịch thường thỏa thuận đưa ra nội dung cam kết để tránh những tranh chấp phát sinh cũng như những rủi ro khách quan không lường trước.

Như vậy có thể hiểu Bản cam kết là giao dịch dân sự, song không phải một giao dịch cam kết nào cũng được cho là hợp lệ, đúng quy định. Để bản cam kết có hiệu lực, trước tiên cần đáp ứng được quy định về:

  • Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
  • Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
  • Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

Mẫu bản cam kết không lấn chiếm lòng lề đường tại TP.HCM

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BẢN CAM KẾT

Thực hiện các quy định của pháp luật

 về đảm bảo TTATGT-TTCC

            Kính gửi: ……………………………………………………………………

Tôi tên là:……………………………………………………………………………         

Ngày, tháng, năm sinh:………………………………………………………………         

Nơi đăng ký HK thường trú:……………………………………………………………….       

Nơi tạm trú:………………………………………………………………………….         

Nghề nghiệp:……………………………………… tại:…………………………….    

Sau khi nghe phổ biến các quy định về TTCC – TTĐT và giao thông đường bộ. Bản thân tôi nhận thức đưọc, hiễu rõ các quy định nay tôi xin cam kết:

  1. 1.  Không sử dụng trái phép lòng đường hè phố đế kinh doanh ăn uống, họp chợ, bày bán hàng hóa; sửa chữa phương tiện mảy móc và các hoạt dộng cản trở giao thông.
  2. 2.  Không chiếm dụng lòng, lề đường, hè phố, làm nơi giữ xe; không dừng, đỗ, để các loại phương tiện trái quy định.
  3. 3.  Không đỗ, để trái phép vật liệu, chất phế thải trên lòng, lề đường, vỉa hè.
  4. 4.  Không sử dụng trái phép đất của đường bộ hoặc hành lang An toàn giao thông.
  5. 5.  Không bày bán máy móc, thiết bị vật tư, vật liệu xây dựng gây cản trở giao thông
  6. Thực hiện tốt các quy định về bảo vệ vệ sinh môi trường.

Tôi xin cam kết vả nhắc nhở………………………………………thực hiện đúng các cam kết trên. Nếu vi phạm các nội dung cam kết trên tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật./.

……………, ngày…….tháng……năm 20….

Người ký cam kết

(Ký và ghi rõ họ tên)

Tải về mẫu bản cam kết không lấn chiếm lòng lề đường tại TP.HCM

Bạn có thể tham khảo và tải về mẫu bản cam kết không lấn chiếm lòng lề đường tại TP.HCM tại đây:

Tải về mẫu bản cam kết không lấn chiếm lòng lề đường [15.78 KB]

Hướng dẫn soạn thảo mẫu bản cam kết không lấn chiếm lòng lề đường tại TP.HCM

Hướng dẫn soạn thảo mẫu bản cam kết không lấn chiếm lòng lề đường tại TP.HCM như sau:

Phần kính gửi:

  • Tên cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo về lấn chiếm lòng đường
  • Họ, tên và địa chỉ của người tố cáo về lấn chiếm lòng đường:
  • Nếu là người đại diện của cơ quan, tổ chức thực hiện việc yêu cầu thì ghi rõ chức danh, tên cơ quan, tổ chức mà mình được đại diện;
  • Nếu người tố cáo về lấn chiếm lòng đường  không có CMND/Hộ chiếu/Thẻ căn cước công dân thì ghi các thông tin theo giấy tờ tùy thân..

Phần nội dung:

  • Người làm đơn sẽ cung cấp đầy đủ, chính xác, chi tiết nhất những thông tin của cá nhân, tổ chức viết đơn ( tên, địa chỉ, Nghề nghiệp, …) , sự việc liên quan đến sự việc lấn chiếm vỉa hè,… Người làm đơn sẽ cam kết những thông tin mà mình cung cấp là hoàn toàn đúng sự thật, nếu sai thì sẽ tự chịu trách nhiệm.
  • Trình bày rõ hành vi lấn chiếm của chủ thể vi phạm, thực hiện trong thời gian nào, diện tích lấn chiếm là bao nhiêu, đã từng được giải quyết hay chưa, hậu quả gây ra bởi việc lấn chiếm này.

Cuối đơn yêu cầu xử lý lấn chiếm vỉa hè thì người làm đơn sẽ ký và ghi rõ họ tên để làm bằng chứng.

Xử phạt đối với hành vi buôn bán lấn chiếm lòng lề đường bị xử phạt như thế nào?

Căn cứ khoản 1 Điều 12 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định:

Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với cá nhân, từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

  • a) Bán hàng rong hoặc bán hàng hóa nhỏ lẻ khác trên lòng đường đô thị, trên vỉa hè các tuyến phố có quy định cấm bán hàng, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 2, điểm b khoản 5, điểm e khoản 6 Điều này;
  • b) Phơi thóc, lúa, rơm, rạ, nông, lâm, hải sản trên đường bộ; đặt máy tuốt lúa trên đường bộ.

Đồng thời tại khoản 5 Điều 12 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định:

Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

Mẫu bản cam kết không lấn chiếm lòng lề đường
Mẫu bản cam kết không lấn chiếm lòng lề đường
  • a) Dựng rạp, lều quán, cổng ra vào, tường rào các loại, công trình khác trái phép trong phạm vi đất dành cho đường bộ, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm đ khoản 6, điểm b khoản 8, điểm a khoản 9 Điều này;
  • b) Sử dụng trái phép lòng đường đô thị, hè phố để: Họp chợ; kinh doanh dịch vụ ăn uống; bày, bán hàng hóa; sửa chữa phương tiện, máy móc, thiết bị; rửa xe; đặt, treo biển hiệu, biển quảng cáo; xây, đặt bục bệ; làm mái che hoặc thực hiện các hoạt động khác gây cản trở giao thông, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g khoản 6; khoản 7; điểm a khoản 8 Điều này;
  • c) Chiếm dụng lòng đường đô thị hoặc hè phố dưới 05 m2 làm nơi trông, giữ xe;
  • d) Chiếm dụng phần đường xe chạy hoặc lề đường của đường ngoài đô thị dưới 20 m2 làm nơi trông, giữ xe.

Như vậy đối với hành vi buôn bán lấn chiếm vỉa hè có thể phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với cá nhân, từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với tổ chức. Đối với hành vi lấn sử dụng trái phép lòng đường đô thị, hè phố để: Họp chợ; kinh doanh dịch vụ ăn uống; bày, bán hàng hóa; sửa chữa phương tiện, máy móc, thiết bị; rửa xe; đặt, treo biển hiệu, biển quảng cáo; xây, đặt bục bệ; làm mái che hoặc thực hiện các hoạt động khác gây cản trở giao thông chiếm lòng lề đường có thể phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với tổ chức

Ai có thẩm quyền xử lý hành vi lấn chiếm lòng lề đường?

Căn cứ tại Điều 74 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được bổ sung bởi điểm d khoản 26 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định cụ thể như sau:

  • Cảnh sát giao thông trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi các hành vi lấn chiếm lòng lề đường trừ điểm a khoản 5, điểm b khoản 8 và khoản 9 Điều 12 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.
  • Cảnh sát trật tự, Cảnh sát phản ứng nhanh, Cảnh sát cơ động, Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi lấn chiếm lòng lề đường trừ điểm a khoản 5, điểm đ khoản 6 Điều 12 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.
  • Trưởng Công an cấp xã trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi bán hàng rong hoặc bán hàng hóa nhỏ lẻ khác trên lòng đường đô thị, trên vỉa hè các tuyến phố có quy định cấm bán hàng và họp chợ, mua, bán hàng hóa trong phạm vi đất của đường bộ ở đoạn đường ngoài đô thị.
  • Thanh tra giao thông vận tải, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đường bộ.
  • Thanh tra chuyên ngành bảo vệ môi trường, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành bảo vệ môi trường có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi Xả nước ra đường bộ không đúng nơi quy định, đổ rác ra đường bộ không đúng nơi quy định và đổ, để trái phép vật liệu, chất phế thải trong phạm vi đất dành cho đường bộ.

Mời bạn xem thêm

  • Mẫu quyết định chấm dứt hợp đồng lao động tại Hồ Chí Minh
  • Sử dụng biển số xe giả bị xử lý như thế nào?
  • Thủ tục nhận tiền hỗ trợ cho lao động mất việc tại Hồ Chí Minh

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Mẫu bản cam kết không lấn chiếm lòng lề đường” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư Hồ Chí Minh luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là Chia thừa kế nhà đất, vui lòng liên hệ đến hotline 0833.102.102 . Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện. 

Câu hỏi thường gặp

Xe máy lấn chiếm lòng lề đường phạt bao nhiêu?

Theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì xe máy lấn chiếm lòng, lề đường có thể bị xử phạt từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng.
Ngoài ra tùy vào hậu quả mà hành vi này gây ra, chủ thể thực hiện có thể phải chịu thêm một số biện pháp khắc phục hậu quả như giấy phép lái xe có thể bị tước quyền sử dụng từ 02 tháng đến 04 tháng.

Chiếm lòng đường hơn 20m để làm nơi trông xe phạt bao nhiêu tiền?

Theo Điểm a Khoản 8 Điều 12 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt các hành vi vi phạm quy định về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ như sau:
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
Chiếm dụng lòng đường đô thị hoặc hè phố từ 20 m2 trở lên làm nơi trông, giữ xe;
Đồng thời, buộc phải thu dọn rác, chất phế thải, phương tiện, vật tư, vật liệu, hàng hóa, máy móc, thiết bị, biển hiệu, biển quảng cáo, các loại vật dụng khác và khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra (Điểm d Khoản 10 Nghị định này).
Như vậy, căn cứ quy định trên thì anh của bạn có thể bị phạt từ 10 triệu đến 15 triệu đối với hành vi chiếm dụng lòng đường từ 20m2 để làm nơi trông, giữ xe.

Dẫn trâu, bò đi trên lòng đường có bị phạt không?

Căn cứ theo Điều 34 Luật giao thông đường bộ 2008 quy định người dẫn dắt súc vật đi trên đường bộ như sau:
Người dẫn dắt súc vật đi trên đường bộ phải cho súc vật đi sát mép đường và bảo đảm vệ sinh trên đường; trường hợp cần cho súc vật đi ngang qua đường thì phải quan sát và chỉ được đi qua đường khi có đủ điều kiện an toàn.
Không được dẫn dắt súc vật đi vào phần đường dành cho xe cơ giới.
Như vậy, theo quy định hiện hành việc dẫn súc vật đi vào phần đường dành cho xe cơ giới là hành vi không được phép và sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi này.

5/5 - (1 bình chọn)

Có thể bạn quan tâm

Thủ tục đăng ký chuyển mục đích sử dụng đất tại TP.HCM

Thủ tục làm giấy từ chối tài sản tại TP.HCM như thế nào?

Thủ tục phá sản doanh nghiệp TP Hồ Chí Minh năm 2023

Tags: Ai có thẩm quyền xử lý hành vi lấn chiếm lòng lề đường?Hướng dẫn soạn thảo mẫu bản cam kết không lấn chiếm lòng lề đường tại TP.HCMMẫu bản cam kết không lấn chiếm lòng lề đườngTải về mẫu bản cam kết không lấn chiếm lòng lề đường tại TP.HCMXử phạt đối với hành vi buôn bán lấn chiếm lòng lề đường bị xử phạt như thế nào?
Share30Tweet19
Thư Minh

Thư Minh

Đề xuất cho bạn

Thủ tục đăng ký chuyển mục đích sử dụng đất tại TP.HCM

by Thư Minh
07/06/2023
0
Thủ tục đăng ký chuyển mục đích sử dụng đất

Khi sử dụng đất thì người dân phải đảm bảo được nguyên tắc đúng mục đích sử dụng theo quy định. Nếu muốn sử dụng khác với mục...

Read more

Thủ tục làm giấy từ chối tài sản tại TP.HCM như thế nào?

by Thư Minh
06/06/2023
0
Thủ tục làm giấy từ chối tài sản

Mọi cá nhân đều bình đẳng về quyền để lại tài sản của mình cho người khác cũng như quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo...

Read more

Thủ tục phá sản doanh nghiệp TP Hồ Chí Minh năm 2023

by Thư Minh
05/06/2023
0
Thủ tục phá sản doanh nghiệp TP. Hồ Chí Minh

Nhiều doanh nghiệp vì tình hình kinh doanh thua lỗ mà không thể tiếp tục hoạt động, khi đó doanh nghiệp phải tiến hành thủ tục phá sản...

Read more

Thủ tục đăng ký hiến xác tại Hồ Chí Minh năm 2023

by Thư Minh
05/06/2023
0
Thủ tục đăng ký hiến xác

Hiến xác là việc một người tự nguyện hiến xác của mình sau khi chết cho cơ quan có thẩm quyền sử dụng nhằm mục đích nhân đạo,...

Read more

Các trường hợp hoàn thuế giá trị gia tăng mà bạn nên biết

by Thư Minh
05/06/2023
0
Các trường hợp hoàn thuế giá trị gia tăng

Thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông...

Read more
Next Post
Danh mục hàng hóa phải dán nhãn năng lượng

Danh mục hàng hóa phải dán nhãn năng lượng tại TP.HCM

VĂN PHÒNG LUẬT SƯ X

VP HÀ NỘI: Biệt thự số 1, Lô 4E, đường Trung Yên 10B, phường Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội.

VP TP. HỒ CHÍ MINH: Số 21, Đường Số 7 CityLand Park Hills, Phường 10, Quận Gò Vấp, Hồ Chí Minh.

VP Bắc Giang: 329 Lê Lợi, Phường Hoàng Văn Thụ, TP Bắc Giang.

HOTLINE: 0833 102 102

Hãy gọi ngay cho chúng tôi để được nhận hỗ trợ về pháp lý kịp thời nhất. Quyền lợi của bạn là ưu tiên hàng đầu của chúng tôi, Hãy gửi yêu cầu nếu bạn cần luật sư giải quyết mọi vấn đề pháp lý của mình.

Liên Hệ

  • VP TP. HỒ CHÍ MINH: Số 21, Đường Số 7 CityLand Park Hills, Phường 10, Quận Gò Vấp, Hồ Chí Minh
  • Phone: 0868133882

CATEGORIES

  • Biểu mẫu
  • Dịch vụ luật sư
  • Tư vấn

© 2022 Luật Sư X - Premium WordPress news & magazine theme by Luật Sư X.

No Result
View All Result
  • Home
  • Landing Page
  • Buy JNews
  • Support Forum
  • Contact Us

© 2022 Luật Sư X - Premium WordPress news & magazine theme by Luật Sư X.