Luật Sư Hồ Chí Minh
  • Trang chủ
  • Bạn cần biết
No Result
View All Result
SUBSCRIBE
Luật Sư Hồ Chí Minh
  • Trang chủ
  • Bạn cần biết
No Result
View All Result
Luật Sư Hồ Chí Minh
No Result
View All Result
Home Tư vấn

Chiếm đoạt tài sản bằng giả mạo người khác bị phạt như thế nào?

Vân Anh by Vân Anh
20/02/2023
in Tư vấn
0
Chiếm đoạt tài sản bằng giả mạo người khác bị phạt như thế nào

Chiếm đoạt tài sản bằng giả mạo người khác bị phạt như thế nào

74
SHARES
1.2k
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

Có thể bạn quan tâm

Điều kiện thay đổi cải chính hộ tịch tại TP.HCM

Quy định mới về sổ hộ khẩu như thế nào?

Xin giấy xác nhận thu hồi sổ hộ khẩu tại TP.HCM như thế nào?

Sơ đồ bài viết

  1. Giả mạo người khác là gì?
  2. Chiếm đoạt tài sản bằng cách giả mạo người khác bị phạt như thế nào?
  3. Câu hỏi thường gặp

Giả mạo là một tội phạm ngày càng phổ biến và tinh vi trong xã hội ngày nay . Cá nhân, tổ chức có thể giả mạo người khác bằng nhiều thủ đoạn gây tổn hại đến nhân phẩm và nhằm lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người khác. Hành vi giả mạo thông tin của người khác để đi lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản người khác… là hành vi vi phạm pháp luật. Đặc biệt, công nghệ thông tin phát triển việc lừa đảo thông qua không gian mạng internet ngày càng nhiều, làm ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân. Vậy Giả mạo người khác bị phạt như thế nào? Cùng Luật sư Hồ Chí Minh tìm hiểu nhé

Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật dân sự 2015
  • Bộ luật hình sự 2015

Giả mạo người khác là gì?

Bộ luật Hình sự không quy định thế nào là “mạo danh người khác”, tuy nhiên có thể hiểu mạo danh người khác là việc sử dụng thông tin, danh nghĩa của cá nhân hoặc tổ chức khác để làm những việc có lợi cho mình hoặc để thực hiện các hành vi nhằm chiếm đoạt tài sản người khác, thậm chí là để bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của cá nhân, tổ chức khác.

Việc mạo danh, giả mạo cá nhân, tổ chức để lừa đảo hoặc thực hiện các giao dịch dân sự, hành chính là hành vi vi phạm pháp luật và bị pháp luật ngăn cấm. Tùy vào tính chất, hành vi, mục đích mạo danh, cá nhân, tổ chức có thể bị xử lý hình sự về tội phạm tương ứng.

Một số trường hợp mạo danh phổ biến hiện nay như:

  • Mạo danh người khác để lừa đảo chiếm đoạt tài sản;
  • Mạo danh chức vụ, cấp bậc, vị trí công tác của người khác;
  • Mạo danh nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác.

Chiếm đoạt tài sản bằng cách giả mạo người khác bị phạt như thế nào?

Xử phạt hành chính: hành vi giả mạo người khác chiếm đoạt tài sản

Theo quy đinh tại Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, hành vi mạo danh người khác để lừa đảo chiếm đoạt tài sản sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng tùy vào mức độ vi phạm, đồng thời bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và bị trục xuất nếu người vi phạm là người nước ngoài, cụ thể như sau:

“Điều 15. Vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của tổ chức, cá nhân khác

1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Trộm cắp tài sản, xâm nhập vào khu vực nhà ở, kho bãi hoặc địa điểm khác thuộc quản lý của người khác nhằm mục đích trộm cắp, chiếm đoạt tài sản;

b) Công nhiên chiếm đoạt tài sản;

c) Dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản hoặc đến thời điểm trả lại tài sản do vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng, mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;

d) Không trả lại tài sản cho người khác do vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng nhưng sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản;

đ) Thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của cá nhân, tổ chức, trừ trường hợp vi phạm quy định tại điểm b khoản 3 Điều 21 Nghị định này;

b) Dùng thủ đoạn hoặc tạo ra hoàn cảnh để buộc người khác đưa tiền, tài sản;

c) Gian lận hoặc lừa đảo trong việc môi giới, hướng dẫn giới thiệu dịch vụ mua, bán nhà, đất hoặc các tài sản khác;

d) Mua, bán, cất giữ hoặc sử dụng tài sản của người khác mà biết rõ tài sản đó do vi phạm pháp luật mà có;

đ) Sử dụng, mua, bán, thế chấp, cầm cố trái phép hoặc chiếm giữ tài sản của người khác;

e) Cưỡng đoạt tài sản nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

3. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 và các điểm a, b, c và đ khoản 2 Điều này;

b) Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các điểm c, d và đ khoản 2 Điều này;

b) Buộc trả lại tài sản do chiếm giữ trái phép đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm đ và e khoản 2 Điều này;

c) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.”

Chiếm đoạt tài sản bằng giả mạo người khác bị phạt như thế nào
Chiếm đoạt tài sản bằng giả mạo người khác bị phạt như thế nào?

Xử phạt hình sự: Mạo danh thông tin người khác với mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Hành vi mạo danh thông tin người khác mang tính chất lừa dối nhằm mục đích để lừa chiếm đoạt tài sản của người khác. Với hành vi như vậy, số tiền lừa đảo được từ 2 triệu đồng trở lên đủ các dấu hiệu sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 174 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 như sau:

  • Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
    • Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
    • Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
    • Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
    • Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ .
  • Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
    • Có tổ chức;
    • Có tính chất chuyên nghiệp;
    • Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
    • Tái phạm nguy hiểm;
    • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
    • Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
  • Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
    • Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
    • Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
  • Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
    • Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
    • Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
  • Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”

Thông tin liên hệ

Trên đây là bài viết tư vấn của Luật sư Hồ Chí Minh về Chiếm đoạt tài sản bằng giả mạo người khác bị phạt như thế nào?. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả. Đội ngũ luật sư của Công ty Luật sư Hồ Chí Minh luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc liên quan đến xác nhận hộ khẩu của bạn. Nếu có những vấn đề nào chưa rõ cần được tư vấn thêm quý độc giả hãy liên hệ ngay tới hotline 0833.102.102 để được các chuyên gia pháp lý của Luật sư Hồ Chí Minh tư vấn trực tiếp.

Mời bạn xem thêm

  • Đăng ký trích lục khai sinh trực tuyến tại Hồ Chí Minh
  • Tội giả mạo chữ ký bị phạt bao nhiêu năm tù?
  • Thủ tục ủy quyền mua bán xe tại Hồ Chí Minh

Câu hỏi thường gặp

Giả mạo gây thiệt hại danh dự cho người khác có phải bồi thường không?

Giả mạo gây thiệt hại danh dự cho người khác có phải bồi thường. Cụ thể như sau:
Điều 592. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm
Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm bao gồm:
a) Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;
b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút;
c) Thiệt hại khác do luật quy định.
Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa cho một người có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

Mạo danh thông tin nhằm mục đích xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác bị phạt tù bao nhiêu năm?

Với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác sẽ bị xử lý về Tội làm nhục người khác theo quy định tại Điều 155 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 như sau:
Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
a) Phạm tội 02 lần trở lên;
b) Đối với 02 người trở lên;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
d) Đối với người đang thi hành công vụ;
đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;
e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
f) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
b) Làm nạn nhân tự sát.
Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”
Nếu hành vi mạo danh đó đăng tải thông tin của người khác mà đăng tải thông tin sai sự thật mà mình biết rõ là không đúng, bịa đặt rồi lan truyền những thông tin đó thì có thể bị xem xét xử lý tội vu khống quy định tại Điều 156 Bộ luật hình sự:
Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm
Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác
Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:
Có tổ chức
Lợi dụng chức vụ, quyền hạn
Đối với 02 người trở lên
Đối với ông, bà, cha, mẹ, người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh cho mình
Đối với người đang thi hành công vụ
Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội
Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%
Vu khống người khác phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
Vì động cơ đê hèn
Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên
Làm nạn nhân tự sát.
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

5/5 - (1 bình chọn)
Tags: Giả mạo người khác bị phạt như thế nào?Giả mạo người khác chiếm đoạt tài sản bị phạt bao nhiêu tiền?Giả mạo người khác chiếm đoạt tài sản đi tù bao nhiêu năm?
Share30Tweet19
Vân Anh

Vân Anh

Đề xuất cho bạn

Điều kiện thay đổi cải chính hộ tịch tại TP.HCM

by Thư Minh
27/05/2023
0
Điều kiện thay đổi cải chính hộ tịch

Cải chính hộ tịch là việc cán bộ tư pháp hộ tịch thực hiện việc chỉnh sửa thông tin cá nhân của công dân trong Sổ hộ tịch...

Read more

Quy định mới về sổ hộ khẩu như thế nào?

by Thư Minh
27/05/2023
0
Quy định mới về sổ hộ khẩu

Hộ khẩu là một phương pháp quản lý dân số chủ yếu dựa vào hộ gia đình. Đây là công cụ và thủ tục hành chính giúp nhà...

Read more

Xin giấy xác nhận thu hồi sổ hộ khẩu tại TP.HCM như thế nào?

by Thư Minh
26/05/2023
0
Giấy xác nhận thu hồi sổ hộ khẩu

Sổ hộ khẩu là giấy tờ pháp lý được cấp cho hộ gia đình hoặc cá nhân đã đăng ký thường trú. Thông qua Sổ hộ khẩu có...

Read more

Mẫu tờ khai đăng ký thay đổi cải chính hộ tịch tại TP.HCM

by Thư Minh
26/05/2023
0
Tờ khai đăng ký thay đổi cải chính hộ tịch

Quá trình sinh sống của một công dân được ghi nhận từ khi người đó sinh ra cho đến khi người đó chết. Các sự kiện liên quan...

Read more

Thủ tục xin giãn tiến độ đầu tư tại TP.HCM

by Thư Minh
25/05/2023
0
Thủ tục xin giãn tiến độ đầu tư

Đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn, tài sản theo các hình thức và cách thức do pháp luật quy định để thực hiện hoạt động...

Read more
Next Post
Tại Hồ Chí Minh, xây dựng nhà cấp 4 có cần xin phép không

Tại Hồ Chí Minh, xây dựng nhà cấp 4 có cần xin phép không?

Please login to join discussion

VĂN PHÒNG LUẬT SƯ X

VP HÀ NỘI: Biệt thự số 1, Lô 4E, đường Trung Yên 10B, phường Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội.

VP TP. HỒ CHÍ MINH: Số 21, Đường Số 7 CityLand Park Hills, Phường 10, Quận Gò Vấp, Hồ Chí Minh.

VP Bắc Giang: 329 Lê Lợi, Phường Hoàng Văn Thụ, TP Bắc Giang.

HOTLINE: 0833 102 102

Hãy gọi ngay cho chúng tôi để được nhận hỗ trợ về pháp lý kịp thời nhất. Quyền lợi của bạn là ưu tiên hàng đầu của chúng tôi, Hãy gửi yêu cầu nếu bạn cần luật sư giải quyết mọi vấn đề pháp lý của mình.

Liên Hệ

  • VP TP. HỒ CHÍ MINH: Số 21, Đường Số 7 CityLand Park Hills, Phường 10, Quận Gò Vấp, Hồ Chí Minh
  • Phone: 0868133882

CATEGORIES

  • Biểu mẫu
  • Dịch vụ luật sư
  • Tư vấn

© 2022 Luật Sư X - Premium WordPress news & magazine theme by Luật Sư X.

No Result
View All Result
  • Home
  • Landing Page
  • Buy JNews
  • Support Forum
  • Contact Us

© 2022 Luật Sư X - Premium WordPress news & magazine theme by Luật Sư X.