Luật Sư Hồ Chí Minh
  • Trang chủ
  • Bạn cần biết
No Result
View All Result
SUBSCRIBE
Luật Sư Hồ Chí Minh
  • Trang chủ
  • Bạn cần biết
No Result
View All Result
Luật Sư Hồ Chí Minh
No Result
View All Result
Home Tư vấn

Năng lực hành vi dân sự của người nước ngoài quy định thế nào?

Thư Minh by Thư Minh
31/07/2023
in Tư vấn
0
Năng lực hành vi dân sự của người nước ngoài

Năng lực hành vi dân sự của người nước ngoài

74
SHARES
1.2k
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

Sơ đồ bài viết

  1. Căn cứ pháp lý
  2. Người nước ngoài bao gồm những đối tượng nào?
  3. Năng lực hành vi dân sự của người nước ngoài quy định thế nào?
  4. Người nước ngoài có được nhập quốc tịch Việt Nam không?
  5. Câu hỏi thường gặp

Người nước ngoài là chủ thể đặc biệt trong các quan hệ xã hội, quy chế pháp lý đối với họ sẽ có nhiều sự khác biệt so với công dân quốc gia sở tại. Một trong những nội dung cần quan tâm khi cá nhân tham gia vào các quan hệ dân sự là năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự của họ, và người nước ngoài cũng không ngoại lệ. Vậy Năng lực hành vi dân sự của người nước ngoài quy định thế nào? Người nước ngoài bao gồm những đối tượng nào? Người nước ngoài có được nhập quốc tịch Việt Nam không? Sau đây, Luật sư Hồ Chí Minh sẽ giúp quý độc giả giải đáp những vấn đề này và cung cấp những quy định pháp luật liên quan, mời quý bạn đọc cùng theo dõi nhé.

Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật Dân sự năm 2015

Người nước ngoài bao gồm những đối tượng nào?

Để giải thích khái niệm người nước ngoài hầu hết các hệ thống pháp luật trên thế giới đều căn cứ vào dấu hiệu quốc tịch, theo đó người nước ngoài được hiểu là người không mang quốc tịch của quốc gia sở tại. Điều đó có nghĩa là bất kỳ một cá nhân nào không mang quốc tịch của quốc gia sở tại đều được xác định là người nước ngoài. Vậy người nước ngoài là ai, năng lực hành vi dân sự của người nước ngoài thế nào khi thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam là những vấn đề sẽ được giải đáp chi tiết tại bài viết dưới đây:

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 Nghị định số 138/2006/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành các quy định của Bộ luật dân sự về quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài thì người nước ngoài là người không có quốc tịch Việt Nam, bao gồm người có quốc tịch nước ngoài và người không có quốc tịch. Theo Điều 3 Luật Quốc tịch năm 2008 thì người nước ngoài cư trú ở Việt Nam là công dân nước ngoài và người không quốc tịch thường trú hoặc tạm trú ở Việt Nam. Như vậy, người nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam bao gồm các nhóm sau :

– Người mang quốc tịch của một quốc gia khác.

– Người mang nhiều quốc tịch nhưng không có quốc tịch Việt Nam.

– Người không có quốc tịch.

Dựa vào các tiêu chí khác nhau, chúng ta có thể phân loại người nước ngoài thành các nhóm :

– Căn cứ vào quốc tịch, người nước ngoài được chia thành :

+ Người mang quốc tịch nước ngoài là người mang quốc tịch của một quốc gia khác, không mang quốc tịch Việt Nam.

+ Người mang hai hay nhiều quốc tịch nước ngoài là người có quốc tịch của hai hay nhiều quốc gia, không bao gồm quốc tịch Việt Nam.

+ Người không quốc tịch là người không mang quốc tịch của quốc gia nào.

– Căn cứ vào nơi cư trú, người nước ngoài được chia thành người nước ngoài cư trú tại Việt Nam và người nước ngoài không cư trú tại Việt Nam.

– Căn cứ vào thời gian cư trú, người nước ngoài được chia thành người nước ngoài thường trú và người nước ngoài tạm trú.

– Căn cứ vào quy chế pháp lý dành cho người nước ngoài, người nước ngoài  được phân loại thành các nhóm :

+ Người nước ngoài được hưởng quy chế ưu đãi và miễn trừ ngoại giao.

+ Người nước ngoài được hưởng quy chế theo các điều ước quốc tế được Việt Nam ký kết với nước ngoài.

+ Người nước ngoài làm ăn, sinh sống tại Việt nam vì mục đích cá nhân.

Năng lực hành vi dân sự của người nước ngoài quy định thế nào?

Đối với các nước thuộc hệ thống pháp luật Civil Law, việc xác định năng lực chủ thể của cá nhân thường căn cứ vào nguyên tắc chủ đạo là áp dụng pháp luật của nước mà người đó là mang quốc tịch. Cụ thể theo tư pháp quốc tế Cộng hòa Liên bang Đức, năng lực chủ thể của cá nhân được xác định theo luật quốc tịch: Năng lực chủ thể và năng lực giao kết hợp đồng của cá nhân được điều chỉnh bởi luật của nước mà cá nhân đó mang quốc tịch.

Năng lực hành vi dân sự của người nước ngoài cũng là một trong những điều kiện để xem xét người đó có được nhập quốc tịch Việt Nam không.

Theo đó, khoản 2 Điều 674 Bộ luật Dân sự năm 2015 nêu rõ, khi người nước ngoài thực hiện giao dịch dân sự hoặc xác lập các giao dịch dân sự tại Việt Nam thì năng lực hành vi dân sự của người này sẽ được xác định theo pháp luật Việt Nam.

Tuy nhiên, nếu không xác lập, thực hiện giao dịch dân sự tại Việt Nam thì năng lực hành vi dân sự của người nước ngoài được xác định theo pháp luật của nước mà người này có quốc tịch.

Riêng trường hợp xác định bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi tại Việt Nam thì được xác định theo pháp luật Việt Nam. Cụ thể, theo Bộ luật Dân sự năm 2015:

– Mất năng lực hành vi dân sự: Bị tâm thần hoặc bệnh khác không thể nhận thức, làm chủ hành vi, có yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc cơ quan hữu quan, được Toà án xác định là người mất năng lực hành vi dân sự theo quyết định của Toà án trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần (Điều 22).

– Hạn chế năng lực hành vi dân sự: Nghiện ma tuý hoặc chất kích thích khác, phá tán tài sản gia đình, người có quyền, lợi ích liên quan hoặc cơ quan hữu quan yêu cầu, được Toà án xác định là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự (Điều 24).

– Có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi: Do tình trạng cơ thể hoặc tinh thần mà không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi nhưng chưa đến mức mất năng lực hành vi dân sự, người này hoặc người có quyền, lợi ích liên quan hoặc cơ quan hữu quan yêu cầu, trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần, được công nhận trong quyết định của Toà án (Điều 23).

Với người không có quốc tịch, việc xác định năng lực hành vi dân sự được quy định như sau:

– Là pháp luật của nước nơi người đó cư trú vào thời điểm phát sinh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.

– Nếu có nhiều nơi cư trú hoặc không xác định được nơi cư trú khi phát sinh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài thì được xác định là pháp luật của nước mà người đó có mối liên hệ gắn bó nhất.

Với người có nhiều quốc tịch thì năng lực hành vi dân sự được xác định như sau:

– Là pháp luật của nước mà người đó có quốc tịch và cư trú tại thời điểm phát sinh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.

– Nếu không xác định được nơi cư trú hoặc có nhiều nơi cư trú hoặc nơi cư trú và nơi có quốc tịch khác nhau tại thời điểm phát sinh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài thì áp dụng pháp luật của nước mà người đó có quốc tịch và có mối liên hệ gắn bó nhất.

– Nếu người đó có nhiều quốc tịch nhưng trong đó có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam thì xác định năng lực hành vi dân sự của người nước ngoài theo pháp luật của Việt Nam.

Năng lực hành vi dân sự của người nước ngoài
Năng lực hành vi dân sự của người nước ngoài

Người nước ngoài có được nhập quốc tịch Việt Nam không?

Quốc tịch là gì không được định nghĩa cụ thể tại các văn bản pháp luật có liên quan. Tuy nhiên, có thể hiểu, quốc tịch là thuật ngữ dùng để chỉ tình trạng pháp lý giữa cá nhân với một đất nước nhất định mà khi người đó có quốc tịch của nước đó thì sẽ phải tuân thủ quyền, nghĩa vụ theo pháp luật của nước đó. Nếu một người được coi là có quốc tịch Việt Nam thì người đó là công dân Việt Nam, phải thực hiện và đảm bảo thực hiện các quyền, nghĩa vụ của công dân Việt Nam với nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, được Việt Nam bảo hộ và bảo vệ các quyền công dân.

Theo đó, căn cứ Điều 19 Luật Quốc tịch Việt Nam, người nước ngoài hoàn toàn có thể xin nhập quốc tịch Việt Nam nếu thường trú ở Việt Nam, có đơn xin nhập quốc tịch và các điều kiện sau đây:

– Từ đủ 18 tuổi trở lên, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự.

– Tuân thủ pháp luật và Hiến pháp của Việt Nam cũng như tôn trọng phong tục, truyền thống, tập quán của dân tộc Việt Nam.

– Biết tiếng Việt để hoà nhập với cộng đồng Việt Nam.

– Đã thường trú ở Việt Nam từ 05 năm trở lên trừ người là vợ, chồng, cha mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam, có công lao đóng góp đặc biệt cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam…

– Có khả năng đảm bảo cuộc sống tại Việt Nam ví dụ như là chủ sở hữu nhà ở, xe, có sổ tiết kiệm…

Mời bạn xem thêm

  • Mẫu quyết định chấm dứt hợp đồng lao động tại Hồ Chí Minh
  • Sử dụng biển số xe giả bị xử lý như thế nào?
  • Thủ tục nhận tiền hỗ trợ cho lao động mất việc tại Hồ Chí Minh

Thông tin liên hệ

Trên đây là bài viết Luật sư Hồ Chí Minh tư vấn về “Năng lực hành vi dân sự của người nước ngoài“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả. Đội ngũ luật sư của Công ty Luật sư Hồ Chí Minh luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc liên quan đến hợp thức hóa lãnh sự của bạn. Nếu có những vấn đề nào chưa rõ cần được tư vấn thêm quý độc giả hãy liên hệ ngay tới hotline 0833.102.102 để được các chuyên gia pháp lý của Luật sư Hồ Chí Minh tư vấn trực tiếp.

Câu hỏi thường gặp

Đặc điểm của năng lực pháp luật của cá nhân là gì?

Đặc điểm của năng lực pháp luật của cá nhân :
+ Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân được Nhà nước ghi nhận trong các văn bản pháp luật mà nội dung của nó phụ thuộc vào các điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội ; vào hình thái kinh tế- xã hội tại thời điểm lịch sử nhất định.
+ Mọi cá nhân đều bình đẳng về năng lực pháp luật, Khoản 2 Điều 16 BLDS năm 2015 quy định mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật dân sự như nhau. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân không bị hạn chế bởi bất cứ lý do nào.
+ Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân do Nhà nước quy định cho tất cả cá nhân nhưng Nhà nước cũng không cho phép công dân tự hạn chế năng lực pháp luật của chính họ và của cá nhân khác.

Nguyên tắc xác định năng lực chủ thể của người nước ngoài được quy định thế nào?

Điều 673 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định hai nguyên tắc xác định năng lực chủ thể của người nước ngoài:
Thứ nhất, năng lực pháp luật dân sự của cá nhân được xác định theo pháp luật của nước mà người đó có quốc tịch. Với quy định này, cá nhân là công dân của quốc gia nào thì năng lực pháp luật của họ sẽ xác định theo pháp luật quốc gia đó. Quy định này thể hiện sự gắn bó mật thiết giữa cá nhân với quốc gia mà họ mang quốc tịch, góp phần đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người nước ngoài khi tham gia vào các quan hệ dân sự.
Bên cạnh nguyên tắc chủ đạo trên, tư pháp quốc tế Việt Nam còn áp dụng nguyên tắc thư hai để xác định năng lực pháp luật dân sự của người nước ngoài là “Người nước ngoài tại Việt nam có năng lực pháp luật dân sự như công dân Việt Nam, trừ trường hợp pháp luật Việt Nam có quy định khác (Khoản 2 Điều 673). Trường hợp này đặt ra khi người nước ngoài tại Việt Nam và tham gia các quan hệ dân sự thì năng lực pháp luật của người đó được xác định như công đân Việt Nam và theo pháp luật Việt Nam.
Kết hợp giữa Khoản 1 và Khoản 2 của Điều 673 Bộ luật dân sự năm 2015 cho thấy, để xác định năng lực pháp luật dân sự của người nước ngoài tại Việt nam, ngoài việc căn cứ vào pháp luật của nước mà người đó mang quốc tịch còn căn cứ trên cở sở các quy định của pháp luật Việt Nam.

5/5 - (1 bình chọn)

Có thể bạn quan tâm

Lộ trình tăng lương cơ bản đến năm 2025 được quy định thế nào?

Tuổi được phép đăng ký kết hôn là bao nhiêu?

Hồ sơ dự tuyển hòa giải viên lao động gồm những gì?

Tags: Năng lực hành vi dân sự của người nước ngoàiNgười nước ngoài bao gồm những đối tượng nào?Người nước ngoài có được nhập quốc tịch Việt Nam không?
Share30Tweet19
Thư Minh

Thư Minh

Đề xuất cho bạn

Lộ trình tăng lương cơ bản đến năm 2025 được quy định thế nào?

by Thư Minh
29/09/2023
0
Lộ trình tăng lương cơ bản đến năm 2025

Quan hệ lao động là một trong những quan hệ cơ bản và phổ biến nhất trong xã hội. Trong quan hệ lao động giữa người sử dụng...

Read more

Tuổi được phép đăng ký kết hôn là bao nhiêu?

by Thư Minh
28/09/2023
0
Tuổi được phép đăng ký kết hôn

Kết hôn là sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ hôn nhân. Khi kết hôn, các bên nam nữ phải tuân thủ đầy đủ các điều...

Read more

Hồ sơ dự tuyển hòa giải viên lao động gồm những gì?

by Thư Minh
27/09/2023
0
Hồ sơ dự tuyển hòa giải viên lao động gồm những gì?

Tranh chấp lao động là những tranh chấp về quyền và lợi ích phát sinh trong quan hệ lao động giữa người lao động, tập thể lao động...

Read more

Hộ kinh doanh có phải xuất hóa đơn điện tử hay không?

by Thư Minh
26/09/2023
0
Hộ kinh doanh có phải xuất hóa đơn điện tử hay không

Trong thời buổi hiện nay, nhà nước ta luôn tạo điều kiện hết sức có thể để mỗi cá nhân, tổ chức lao động, kinh doanh, sản xuất,...

Read more

Quy định mới về sử dụng xe ô tô công

by Thư Minh
25/09/2023
0
Quy định mới về sử dụng xe ô tô công

Xe công được hiểu theo nghĩa giản đơn là phương tiện giao thông thuộc quyền sở hữu của Nhà nước, phục vụ cho mục đích công cộng, hoạt...

Read more
Next Post
Xác định quốc tịch của pháp nhân nước ngoài

Xác định quốc tịch của pháp nhân nước ngoài như thế nào?

VĂN PHÒNG LUẬT SƯ X

VP HÀ NỘI: Biệt thự số 1, Lô 4E, đường Trung Yên 10B, phường Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội.

VP TP. HỒ CHÍ MINH: Số 21, Đường Số 7 CityLand Park Hills, Phường 10, Quận Gò Vấp, Hồ Chí Minh.

VP Bắc Giang: 329 Lê Lợi, Phường Hoàng Văn Thụ, TP Bắc Giang.

HOTLINE: 0833 102 102

Hãy gọi ngay cho chúng tôi để được nhận hỗ trợ về pháp lý kịp thời nhất. Quyền lợi của bạn là ưu tiên hàng đầu của chúng tôi, Hãy gửi yêu cầu nếu bạn cần luật sư giải quyết mọi vấn đề pháp lý của mình.

Liên Hệ

  • VP TP. HỒ CHÍ MINH: Số 21, Đường Số 7 CityLand Park Hills, Phường 10, Quận Gò Vấp, Hồ Chí Minh
  • Phone: 0868133882

CATEGORIES

  • Biểu mẫu
  • Dịch vụ luật sư
  • Tư vấn

© 2022 Luật Sư X - Premium WordPress news & magazine theme by Luật Sư X.

No Result
View All Result
  • Home
  • Landing Page
  • Buy JNews
  • Support Forum
  • Contact Us

© 2022 Luật Sư X - Premium WordPress news & magazine theme by Luật Sư X.